NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG GAN TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TP. HỒ CHÍ MINH

Đặng Vĩnh Hiệp1,, Phạm Thị Oanh2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Về chấn thương gan, CLVT khẳng định được vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân chấn thương gan tại Bệnh viện Nhân dân 115. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gan do chấn thương bụng kín được chụp CLVT và  điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018. Kết quả: Qua nghiên cứu trên 51 bệnh nhân bị chấn thương gan, tại bệnh viện Nhân Dân 115, trong đó nam 70,6%; nữ 29,4%; tuổi trung bình 33,65±14,17; TNGT chiếm 82,4%. Đặc điểm chấn thương gan trên cắt lớp vi tính: Độ III gặp nhiều nhất 33,3%; độ II: 25,5%.; độ IV 19,9%; độ V: 17,6%. Dịch tự do trong ổ bụng là dấu gặp nhiều nhất 92,1%. 137 lượt hạ phân thuỳ bị tổn thương, trong đó hạ phân thuỳ VI, VII, VIII có tỉ lệ tổn thương tương đương (58,8-64,7%). Tổn thương gan trái có mức chấn thương nặng từ độ IV-V. Đối chiếu hình thái tổn thương gan với phân loại mức độ theo AAST, tỷ lệ rách gan: 7,8%; dập gan: 35,3%; rách – dập: 56,9%, trong đó độ V có tỉ lệ dập – rách gan cao nhất với 88,9%. Dấu hiệu tụ máu dưới bao gan 19,6%; tụ máu trong nhu mô 13,7%; thoát chất cản quang 11,8%; thoát chất tĩnh mạch 7,8%. Tổn thương tạng phối hợp 39,2%. Kết luận: Chụp CLVT có cản quang giúp xác định vị trí, phân độ tổn thương gan và các chấn thương liên quan một cách chính xác, cung cấp những thông tin quan trọng hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Matthes G, Stengel D, Seifert J, et al. Blunt liver injuries in polytrauma: results from a cohort study with the regular use of whole-body helical com- puted tomography. World J Surg 2003; 27:1124 – 1130.
2. Croce MA, Fabian TC, Menke PG, et al. Nonop- erative management of blunt hepatic trauma is the treatment of choice for hemodynamically stable patients: results of a prospective trial. Ann Surg 1995; 221:744 –755.
3. Fang JF, Chen RJ, Wong YC, et al. Pooling of contrast material on computed tomography man- dates aggressive management of blunt hepatic in- jury. Am J Surg 1998; 176:315–319.
4. D. Morell-Hofert, F. Primavesi, M. Fodor et al (2020). "Validation of the Revised 2018 AAST- OIS Classification and the CT Severity Index for Prediction of Operative Management and Survival in Patients with Blunt Spleen and Liver Injuries", Eur Radiol. Vol. 30, No 12, pp: 6570–6581.
5. Becker CD., Gal I., Baer HU., et al (1996), “Blunt hepatic trauma in adults: correlation of CT injury grading with outcome”, Radiology, 201(1):215-220.
6. Ochsner MG (2001), “Factors of failure for nonoperative management of blunt liver and splenic injuries”, World J Surg, 25(11):1393-6.
7. Matthes, G., Stengel, D., Seifert, J., et al (2003), “Blunt Liver Injuries in Polytrauma: Results from a Cohort Study with the Regular Use of Whole-body Helical Computed Tomography”, World Journal of Surgery, 27(10), 1124–1130
8. MacLean AA., Durso A., Cohn SM., et al (2005), “A clinically relevant liver injury grading system by CT, preliminary report”, Emerg Radiol, 2005 Dec;12(1-2):34-7.
9. Nguyễn Hải Nam (2014), “Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y