ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẮT LƯNG ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT CỘT SỐNG LỐI BÊN

Dương Đức Hùng1,2, Đinh Ngọc Sơn1,2,
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số chỉ số giải phẫu của động mạch thắt lưng trên cắt lớp vi tính 64 lát cắt ứng dụng trong phẫu thuật hàn xương liên thân đốt cột sống lối bên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 62 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt dựng hình 3D mạch máu và cột sống. Đánh giá nguồn gốc, số lượng hay bất thường của các nhánh của động mạch thắt lưng. Với mỗi động mạch thắt lưng tiến hành đo góc tạo bởi hướng của động mạch thắt lưng đi vào thân đốt sống và bờ trước thân đốt sống, đo khoảng cách động mạch thắt lưng tới bờ trên và bờ dưới đốt sống tại ¼ trước thân đốt sống, xác định vị trí động mạch thắt lưng theo các Typ I đến IV tại vị trí vùng I tới IV. Kết quả: Tất cả các động mạch thắt lưng đều xuất phát từ động mạch chủ bụng. Tỷ lệ động mạch thắt lưng xuất hiện cao ở L1 đến L4 nhưng với L5 chỉ xuất hiện ở 16.1%. Khoảng cách từ động mạch thắt lưng tới bờ trên so với bờ dưới đốt sống ở vị trí L1 và L2 cao hơn và ở L4, L5 thấp hơn. Không gặp Typ 1 tại vị trí vùng II và III của các đốt sống từ L1 đến L5. Typ IV ở vùng II và III chỉ gặp ở 13/58 bệnh nhân L1, 18/62 bệnh nhân L2, 17/62 bệnh nhân L3, 23/55 bệnh nhân L4 và 2/10 bệnh nhân L5. Kết luận: Vùng an toàn hạn chế tổn thương với động mạch thắt lưng khi phẫu thuật hàn xương liên thân đốt đường bên trong quá trình đặt miếng ghép nhân tạo là vùng II và III. Kim cố định nên được đặt ở gần bờ trên đốt sống ở L1-L2 -L3 và bờ dưới đốt sống ở L4 và L5.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tessitore E, Molliqaj G, Schaller K, et al. Extreme lateral interbody fusion (XLIF): a single-center clinical and radiological follow-up study of 20 patients. J Clin Neurosci. 2017;36:76-79.
2. Epstein NE. Review of risks and complications of extreme lateral, interbody fusion (XLIF). Surg Neurol Int. 2019;10:237.
3. Fujibayashi S, Kawakami N, Asazuma T, et al. Complications associated with lateral interbody fusion: nationwide survey of 2998 cases during the first 2 years of its use in Japan. Spine (Phila Pa 1976). 2017;42:1478-1484.
4. Orita S, Inage K, Sainoh T, et al. Lower lumbar segmental arteries can intersect over the intervertebral disc in the oblique lateral interbody fusion approach with a risk for arterial injury: radiological analysis of lumbar segmental arteries by using magnetic resonance imaging. Spine (Phila Pa 1976). 2017;42:135-142.
5. Silvestre C, Mac-Thiong JM, Hilmi R, et al. Complications and morbidities of mini-open anterior retroperitoneal lumbar interbody fusion: oblique lumbar interbody fusion in 179 patients. Asian Spine J. 2012;6:89-9
6. Beckman JM, Vincent B, Park MS, et al. Contralateral psoas hematoma after minimally invasive, lateral retroperitoneal transpsoaslumbar interbody fusion: a multicenter review of 3950 lumbar levels. J Neurosurg Spine. 2017;26:50-54.