NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU TRONG DỰ ĐOÁN KẾT CỤC NỘI VIỆN CỦA BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quát: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) với biến cố đợt cấp của bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu. Một số nghiên cứu gần đây ghi nhận mối liên quan giữa lactate máu và kết cục lâm sàng của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Nồng độ lactate máu tăng có thể là yếu tố góp phần tiên lượng kết cục xấu của bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định điểm cắt và giá trị của nồng độ lactate máu trong dự đoán kết cục nội viện của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ trên 136 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện tại khoa Cấp cứu và khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2024 đến tháng 08/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 69,8 ± 11,1 tuổi, đa số là nam giới (90,4%) và 72,1% có tiền sử hút thuốc lá. Phần lớn bệnh nhân có đợt cấp BPTNMT ở mức độ trung bình đến nặng (99,3%). Nồng độ lactate máu có trung vị là 2 mmol/L (KTPV: 1,3 - 2,7), tỷ lệ tăng lactate máu là 50%. Không có khác biệt về tuổi, giới, BMI, CRP và sốt giữa hai nhóm có và không có tăng lactate máu. Nhịp tim trung bình, đường huyết, tỷ số neutrophil/lymphocyte ở nhóm lactate máu tăng cao hơn nhóm lactate máu không tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm cắt tối ưu trong dự đoán kêt cục tử vong nội viện của lactate máu là 2,0 mmol/L, AUC là 0,84 (KTC 95% (0,77 - 0,9), p<0,05), độ nhạy 93,5%, độ đặc hiệu 62,5%. Trong dự đoán kết cục thở máy, điểm cắt tối ưu của lactate máu là 1,7 mmol/L, AUC là 0,94 (KTC 95% (0,89 - 0,98), p<0,05), độ nhạy 94,7%, độ đặc hiệu 81,7%. Lactate máu tăng là yếu tố độc lập dự đoán kết cục tử vong nội viện, bệnh nhân có lactate máu tăng có nguy cơ tử vong cao gấp 7,44 lần so với nhóm lactate máu không tăng (OR = 7,44, p = 0,018). Kết luận: Nồng độ lactate máu có mối liên quan có ý nghĩa với các kết cục nội viện gồm thở máy và tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng trong dự đoán kết cục nội viện mà còn là một xét nghiệm dễ tiếp cận và theo dõi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Lactate máu, tử vong
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thanh Hương. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp. TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG. 2021;16(Số 5/2021):108.
3. Jo YS. Long-Term Outcome of Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Review. Tuberc Respir Dis (Seoul). Oct 2022;85(4):289-301.
4. Agusti A, Celli BR, Criner GJ, et al. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2023 Report: GOLD Executive Summary. Eur Respir J. Apr 2023;61(4)
5. MacDonald MI, Polkinghorne KR, MacDonald CJ, et al. Elevated blood lactate in COPD exacerbations associates with adverse clinical outcomes and signals excessive treatment with β2-agonists. Respirology. 2023;28(9):860-868.
6. Mokaddem Mohsen S, Chakroun S, Chaker A, et al. Body mass index in COPD: what relationship? European Respiratory Journal. 56(suppl 64):2439.
7. Zeng J, Zhou C, Yi Q, et al. Validation of the Rome Severity Classification of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Exacerbation: A Multicenter Cohort Study. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 01/21 2024;19:193-204.
8. Xie J, Liu H, He Q, et al. Relationship between lactate-to-albumin ratio and 28-day mortality in patients with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease admitted to the Intensive Care Unit. European Journal of Medical Research. 2024/04/30 2024;29(1):258.