HIỆU QUẢ KẾT HỢP LIỆU PHÁP TÁC VỤ NHÓM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI

Phạm Văn Minh1,2,, Phan Thị Kiều Loan1,2, Lý Thị Lan Hương1
1 Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kết hợp liệu pháp tập tác vụ nhóm trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên 64 bệnh nhân, được chia làm hai nhóm can thiệp và nhóm chứng được can thiệp và đánh giá sau 4 tuần và 8 tuần. Kết quả: Nhóm tập liệu pháp tác vụ nhóm có cải thiện nguy cơ ngã tốt hơn nhóm chứng với điểm thay đổi TUG lần lượt là 4,72 ± 2,76 giây sau 4 tuần, 7,38 ± 2,76 giây sau 8 tuần và 2,66 ± 2,76 giây sau 4 tuần tiếp tục can thiệp đến 8 tuần (p<0,05). Nhóm tập liệu pháp tác vụ nhóm có cải thiện thăng bằng thông qua điểm BBS tốt hơn nhóm chứng, (p<0,05). Tốc độ đi lại cải thiện cao hơn ở nhóm can thiệp (p<0,01). Cùng với đó, độ bền khi đi bộ của nhóm can thiệp cũng được cải thiện với quãng đường đi được tăng hơn giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (p<0,01). Kết luận: Sau can thiệp PHCN vận động kết hợp tập tác vụ nhóm ở 64 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội sau 8 tuần can thiệp, chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện điểm BBS, thời gian đứng dậy và đi trước và sau can thiệp TUG, cải thiện tốc độ đi bộ 10 mét và sự cải thiện quãng đường đi được trong nghiệm pháp đi bộ 2 phút của nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Yen HC, Jeng JS, Chen WS et al (2020). Early Mobilization of Mild-Moderate Intracerebral Hemorrhage Patients in a Stroke Center: A Randomized Controlled Trial. Neurorehabil Neural Repair.;34(1):72-81.
2. Rakesh N, Boiarsky D, Athar A, Hinds S, Stein J (2019). Post-stroke rehabilitation: Factors predicting discharge to acute versus subacute rehabilitation facilities. Medicine (Baltimore); 98(22):e15934.
3. Ada L, Mackey F, Heard R, Adams R (1999). Stroke rehabilitation: Does the therapy area provide a physical challenge? Aust J Physiother.; 45(1):33-38.
4. Gath CF, Gianella MG, Bonamico L, Olmos L, Russo MJ (2021). Prediction of Balance After Inpatient Rehabilitation in Stroke Subjects with Severe Balance Alterations at the Admission. J Stroke Cerebrovasc Dis.;30(4):105627.
5. Dafda Renuka H, P PP, A SS (2021). A Study to Find Out Effect of Circuit Training on Balance in Stroke Patients- An Experimental Study. International Journal of Health Sciences and Research.; 11(7): 339-344. doi:10.52403/ijhsr. 20210746
6. Nguyễn Thanh Duy, Hoàng Thị Huyền Trang. Hiệu quả của chương trình tập luyện xoay vòng so với tập thường quy trên khả năng thăng bằng và di chuyển của người bệnh đột quỵ. Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 1. Published online 2022.
7. Dean CM, Richards CL, Malouin F (2000). Task-related circuit training improves performance of locomotor tasks in chronic stroke: A randomized, controlled pilot trial. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation.;81(4):409-417. doi:10.1053/mr.2000.3839
8. Song HS, Kim JY, Park SD (2015). The effect of class-based task-oriented circuit training on the self-satisfaction of patients with chronic stroke. J Phys Ther Sci.;27(1):127-129. doi:10.1589/ jpts.27.127