ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM NÃO TỰ MIỄN KHỞI PHÁT SAU VIÊM NÃO VI RÚT Ở TRẺ EM

Lê Mạnh Tuấn1, Đỗ Thiện Hải2, Đỗ Thanh Hương1,
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não tự miễn sau viêm não vi rút ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhi được chẩn đoán xác định viêm não tự miễn khởi phát sau viêm não vi rút tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2024, chúng tôi thu được 35 bệnh nhân với tuổi trung vị là 5 tuổi (IQR 1 – 9 tuổi), nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm 57,1%, tỷ lệ nam: nữ = 1,9:1. Các vi rút thường gặp gây khởi phát bệnh với tỷ lệ: herpes siplex virus (HSV) là 57,1%; Japanese encephalitis virus (JEV) là 34,3%; enterovirus (EV) là 8,6%. Thời gian khởi phát triệu chứng bệnh viêm não tự miễn sau đợt viêm não vi rút trung vị là 21 ngày (IQR: 15 – 30 ngày). Triệu chứng khởi phát bệnh đa dạng, hay gặp nhất là sốt tái phát (62,9%), rối loạn vận động (62,9%) và giảm tri giác tái phát (48,6%). Bất thường dịch não tủy ghi nhận ở 77,1% bệnh nhi, chủ yếu tăng tế bào (71,4%) và tăng protein (57,1%). Có 62,9% bệnh nhân có kháng thể kháng thụ thể NMDA dương tính. Điện não đồ có bất thường hoạt động nền chiếm 88,6%. Hầu hết bệnh nhân có tổn thương cũ trên phim cộng hưởng từ (88,6%) với vị trí tổn thương đa dạng, hay gặp ở thùy đỉnh (34,3%) và thùy thái dương (34,3%), ít gặp các tổn thương mới. Kết luận: Viêm não tự miễn ở trẻ em có thể khởi phát sau một số vi rút như HSV, JEV và EV. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng, hay gặp sốt lại, rối loạn vận động và giảm tri giác tái phát

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Armangue T, Leypoldt F, Málaga I, et al. Herpes simplex virus encephalitis is a trigger of brain autoimmunity. Ann Neurol. 2014;75(2):317-323. doi:10.1002/ana.24083
2. Giri YR, Parrill A, Damodar S, et al. Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor (NMDAR) Encephalitis in Children and Adolescents: A Systematic Review and Quantitative Analysis of Reported Cases. J Can Acad Child Adolesc Psychiatry. 2021;30(4):236-248.
3. Prüss H. Postviral autoimmune encephalitis: manifestations in children and adults. Curr Opin Neurol. 2017;30(3): 327-333. doi:10.1097/WCO. 0000000000000445
4. Jiannan M, Wei H, Li J. Japanese encephalitis-induced anti-N-methyl-d-aspartate receptor encephalitis: A hospital-based prospective study. Brain & development. 2020;42(2). doi:10.1016/ j.braindev.2019.09.003
5. Liu B, Liu J, Sun H, et al. Autoimmune encephalitis after Japanese encephalitis in children: A prospective study. Journal of the Neurological Sciences. 2021;424:117394. doi:10. 1016/j.jns.2021.117394
6. Nguyễn Thị Bích Vân, Cao Vũ Hùng, Đặng Anh Tuấn và cộng sự (2021). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não kháng thụ thể NMDA ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam, 1, 187-190.
7. Zhang M, Li W, Zhou S, et al. Clinical Features, Treatment, and Outcomes Among Chinese Children With Anti-methyl-D-aspartate Receptor (Anti-NMDAR) Encephalitis. Front Neurol. 2019; 10:596. doi:10.3389/fneur.2019.00596
8. Florance NR, Davis RL, Lam C, et al. Anti–N-Methyl-D-Aspartate Receptor (NMDAR) Encephalitis in Children and Adolescents. Ann Neurol. 2009;66(1):11-18. doi:10.1002/ana.21756
9. Xu X, Lu Q, Huang Y, et al. Anti-NMDAR encephalitis: A single-center, longitudinal study in China. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm. 2020; 7(1): e633. doi:10.1212/NXI. 0000000000000633