KẾT QUẢ CAI THỞ MÁY CỦA PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ THÍCH ỨNG THÔNG MINH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả áp dụng phương thức thông khí hỗ trợ thích ứng thông minh (iASV) trong cai thở máy cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên 20 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đủ điều kiện cai thở máy từ tháng 09/2023 đến tháng 09/2024. Các thông số theo dõi chính như tuổi, các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, PaO2/FiO2, lactat; các thông số lâm sàng: mạch, huyết áp, nhịp thở, spO2 được thu thập tại các thời điểm: nhập viện, bắt đầu cai máy thở bằng iASV, sau cai thở máy 30 phút, sau 60 phút, sau 120 phút, trước khi rút ống nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại thông khí kiểm soát và sau rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt lại nội khí quản sau 48 giờ. Kết quả nghiên cứu: Trong số 20 bệnh nhân nghiên cứu (tuổi trung bình 71 ± 9,1 tuổi; 100% nam giới) cho kết quả có 16(80%) bệnh nhân rút ống nội khí quản thành công. Ở nhóm cai máy thành công, có thời gian cai thở máy (28,1 ± 40,3 giờ) ngắn hơn nhóm thất bại với thời gian cai thở máy (149,3 ± 24,3 giờ), p< 0,001. Thời gian nằm tại khoa hồi sức tích cực (ICU) ở nhóm thành công (14,1 ± 4,9 ngày) không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với thời gian nằm HSTC ở nhóm thất bại (14,5 ± 7,0 ngày). Kết luận: Phương thức iASV có tỷ lệ rút nội khí quản thành công cao, giúp giảm thời gian cai thở máy trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông khí nhân tạo xâm nhập, iASV, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cai thở máy
Tài liệu tham khảo
2. Geiseler J, Westhoff M. [Weaning from invasive mechanical ventilation]. Med Klin Intensivmed Notfmed. 2021;116(8):715-726. doi:10.1007/s00063-021-00858-5.
3. Frutos-Vivar F, Esteban A. Weaning from mechanical ventilation: Why are we still looking for alternative methods? Med Intensiva. 2013; 37(9): 605-617. doi:10.1016/j.medine. 2012.08.004.
4. Botta M, Wenstedt EFE, Tsonas AM, et al. Effectiveness, safety and efficacy of INTELLiVENT-adaptive support ventilation, a closed-loop ventilation mode for use in ICU patients - a systematic review. Expert Rev Respir Med. 2021;15(11): 1403-1413. doi:10.1080/ 17476348.2021.1933450.
5. Kirakli C, Ozdemir I, Ucar ZZ, Cimen P, Kepil S, Ozkan SA. Adaptive support ventilation for faster weaning in COPD: a randomised controlled trial. Eur Respir J. 2011;38(4):774-780. doi:10. 1183/09031936.00081510.
6. Jiang H, Yu S yang, Wang L wan. [Comparison of SmartCare and spontaneous breathing trials for weaning old patients with chronic obstructive pulmonary diseases]. Zhonghua Jie He He Hu Xi Za Zhi. 2006;29(8): 545-548.
7. Mohamed K, El Maraghi S. Role of Adaptive Support Ventilation in Weaning of COPD Patients. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis. 2014;63. doi:10.1016/j.ejcdt. 2013.12.017.