KẾT QUẢ THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN SAU RÚT NỘI KHÍ QUẢN Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định mô hình sử dụng NIV sau rút nội khí quản. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả kết quả thông khí không xâm lấn sau rút nội khí quản ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kết quả thông khí không xâm lấn sau rút nội khí quản ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang từ 2/2024 đến 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Từ tháng 2/2024 đến tháng 7/2024, có 87 trường hợp trẻ được đưa vào nghiên cứu sau khi thỏa các tiêu chuẩn chọn vào và loại ra. Tuổi thai trung vị là 28,7 (27,0; 32.3) và cân nặng lúc sinh trung vị là 1300 g (1000; 1800)g. Trong 87 trẻ sau rút nội khí quản, nhóm thở NCPAP có 20 trường hợp, nhóm NIPPV là 60 trường hợp và nhóm NHFOV là 7 trường hợp. Tỷ lệ thất bại NIV sau rút nội khí quản trong 7 ngày đầu là 13,8%; trong đó nhóm NCPAP có tỷ lệ thất bại là 15% cao hơn nhóm NIPPV và NHFOV lần lượt là 13,3% và 14,3%. Biến chứng NIV chủ yếu là loét vách ngăn mũi khoảng 8% và không ghi nhận trường hợp nào tràn khí màng phổi, viêm ruột hoại tử hay thủng ruột. Kết luận: Tỷ lệ thất bại với các phương pháp thông khí không xâm lấn ở trẻ sơ sinh non tháng sau rút nội khí quản trong 7 ngày đầu là 13,8%. Trong đó, tỷ lệ thất bại với NCPAP cao hơn so với NIPPV và NHFOV. Biến chứng chính mà các phương pháp này gây ra chủ yếu là loét vách ngăn mũi, ngoài ra các biến chứng khác như tràn khí màng phổi, viêm ruột hoại tử và thủng ruột ít gặp hơn. Điều này cho thấy tính an toàn khi áp dụng điều trị sau rút khí quản cho trẻ sơ sinh non tháng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thông khí không xâm lấn, sau rút nội khí quản cai máy thở, sơ sinh non tháng
Tài liệu tham khảo
2. Masry et al., “Reintubation rates after extubation to different non-invasive ventilation modes in preterm infants,” BMC Pediatr, 21(1), 2021, pp. 1–12.
3. Giaccone, E. Jensen, P. Davis, and B. Schmidt, “Definitions of extubation success in very premature infants: a systematic review,” Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 99 (2), 2014.
4. M. Phatigomet, A. Thatrimontrichai, G. Maneenil, S. Dissaneevate, and W. Janjindamai, “Reintubation Rate between Nasal High-Frequency Oscillatory Ventilation versus Synchronized Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation in Neonates: A Parallel Randomized Controlled Trial,” Am J Perinatol, 41(11), 2024, pp. 1504–1511.
5. X. Zhu, H. Qi, Z. Feng, Y. Shi, and D. De Luca, “Noninvasive High-Frequency Oscillatory Ventilation vs Nasal Continuous Positive Airway Pressure vs Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation as Postextubation Support for Preterm Neonates in China: A Randomized Clinical Trial,” JAMA Pediatr, 176 (6), 2022, pp. 551–559.