KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH CÓ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI GIẢM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ở bệnh nhân bệnh mạch vành đơn thuần có chức năng tâm thu thất trái giảm. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân bệnh mạch vành đơn thuần có phân suất tống máu thất trái ≤ 40%, được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2023 đến0 6/2024. Kết quả: 84 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 60,1 ± 9,7 tuổi, nam giới chiếm 70,2%, thể trạng trung bình chiếm 52,4%. Bệnh lý nội khoa và các yếu tố nguy cơ thường gặp là: tăng huyết áp 73,8%; rối loạn lipid máu 66,7%; tiền sử nhồi máu cơ tim 54,8% và hút thuốc lá 52,4%. Tổn thương 3 nhánh ĐMV là 83,3%; thân chung trái là 39,3%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 265,0 ± 55,9 phút. Số cầu nối trung bình 3,9 ± 1,1 cầu nối. Thời gian thở máy trung vị là 15,8 giờ. Thời gian nằm hồi sức trung vị là 5 ngày; thời gian nằm viện trung vị là 28 ngày. Tỉ lệ tử vong nội viện là 7,1%. Các yếu tố có sự khác biệt dựa trên kết cục tử vong: tiền sử bệnh phổi mạn tính, lượng máu mất trong mổ và sốc tim. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành đơn thuần có chức năng thất trái giảm ghi nhận kết quả sớm khả quan với nguy cơ chấp nhận được.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, phân suất tống máu thất trái thấp.
Tài liệu tham khảo
2. Global Burden of Disease Compare, Vietnam. Accessed 04 June, 2023. https://www. healthdata.org/vietnam
3. Velazquez EJ, Lee KL, Deja MA, et al. Coronary-artery bypass surgery in patients with left ventricular dysfunction. The New England journal of medicine. Apr 28 2011;364(17):1607-16. doi:10.1056/NEJMoa1100356
4. Bakaeen FG, Gaudino M, Whitman G, et al. 2021: The American Association for Thoracic Surgery Expert Consensus Document: Coronary artery bypass grafting in patients with ischemic cardiomyopathy and heart failure. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. Sep 2021; 162 (3): 829-850.e1. doi:10.1016/j.jtcvs.2021. 04.052
5. Serruys PW, Morice M-C, Kappetein AP, et al. Percutaneous Coronary Intervention versus Coronary-Artery Bypass Grafting for Severe Coronary Artery Disease. New England Journal of Medicine. 2009/03/05 2009;360(10):961-972. doi:10.1056/NEJMoa0804626
6. Farkouh ME, Domanski M, Sleeper LA, et al. Strategies for Multivessel Revascularization in Patients with Diabetes. New England Journal of Medicine. 2012/12/20 2012;367(25):2375-2384. doi:10.1056/NEJMoa1211585
7. Chong CF, Fazuludeen AA, Tan C, Da Costa M, Wong PS, Lee CN. Surgical coronary revascularization in severe left ventricular dysfunction. Asian cardiovascular & thoracic annals. Jan 2007;15(1):14-8. doi:10.1177/ 021849230701500104
8. Rustenbach CJ, Sandoval Boburg R, Radwan M, et al. Surgical Outcomes in Octogenarians with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction following Isolated Coronary Artery Bypass Grafting-A Propensity Score Matched Analysis. Journal of clinical medicine. Aug 6 2024; 13(16)doi:10.3390/jcm13164603