ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM VỚI PHƯƠNG PHÁP THÁO LỒNG BẰNG HƠI TẠI KHOA NGOẠI NHI – BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2017
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lồng ruột ở trẻ em; Đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp bơm hơi tháo lồng ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu tất cả bệnh nhi nhập viện tại khoa Ngoại Nhi được chẩn đoán là lồng ruột và có chỉ định tháo lồng bằng hơi. Kết quả: Giới tính: nam 57%, nữ 43%. Nhóm tuổi: trẻ < 12 tháng là 23,3%, từ 12-24 tháng chiếm 25,5% và trẻ ở nhóm tuổi > 24 tháng chiếm tỷ lệ 51,2%. Dinh dưỡng: cân nặng bình thường chiếm 91,9%; thừa cân là 7% và có 1 trường hợp trẻ suy dinh dưỡng chiếm 1,2%. Tiền sử mắc bệnh lồng ruột: có 23,3% trẻ bị lồng ruột tái phát, chưa mắc: mắc bệnh lồng ruột lần đầu chiếm 76,7%. Thời điểm nhập viện: đến sớm < 48 giờ chiếm 89,5%, muộn > 48 giờ: 10,5%. Dấu hiệu lâm sàng khi nhập viện của trẻ: hầu hết các trẻ đều có dầu hiệu đau bụng, quấy khóc chiếm 97,7%, nôn ói chiếm 66,3%, có 17% trẻ đi tiêu phân đàm máu. Khám thực thể ghi nhận: đa số trẻ không có dấu hiệu mất nước chiếm 97,7%, chỉ có 2,3% trẻ có dấu hiệu mất nước; có 12,8% trẻ bị chướng bụng và khi thăm khám sờ được khối lồng chiếm 95,3%. Tình trạng toàn thân của trẻ lúc nhập viện: trẻ lừ đừ chiếm 26,7%, sốt có 17%, bỏ bú 31,4%. Đa số các trường hợp trẻ còn khỏe chưa có biểu hiện nặng. Kết quả siêu âm ghi nhận 98,8% phát hiện hình ảnh khối lồng qua siêu âm, các trường hợp nghiên cứu không có thực hiện chỉ định chụp Xquang bụng để hổ trợ trong chẩn đoán. Đa số các trường hợp đều nhập viện trước 48 giờ chiếm 89,5%, có 10,5% nhập viện muộn sau 48 giờ. Đa số các trường hợp đều được tháo lồng bằng hơi thành công trong lần đầu chiếm 82,5%, có 15,1% phải tháo từ 2 lần trở lên, 1 trường hợp không tháo được, người nhà bệnh nhi xin chuyển tuyến trên, 1 trường hợp không tháo được phải chuyển mổ cấp cứu. Kết luận: Các dấu hiệu lâm sàng: có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt là đau bụng, quấy khóc chiếm 97,7%. Dấu hiệu thực thể: sờ được khối lồng khi thăm khám chiếm 95,3%. Dấu hiệu toàn thân: chưa điển hình do bệnh nhi đến sớm, chỉ có dấu hiệu trẻ bỏ bú chiếm 31,4%. Cận lâm sàng: Siêu âm bụng phát hiện khối lồng chiếm 98,8%. Kết quả tháo lồng bằng hơi: thành công trong 1 lần tháo chiếm 82,5%; tháo 2 lần trở lên:15,1%; tháo không thành công: 2,4%. Phương pháp tháo lồng bằng hơi dưới siêu âm điều trị lồng ruột ở trẻ em là một phương pháp an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. An toàn: không có tử vong, không tai biến, ít biến chứng. Hiệu quả: tỷ lệ thành công cao 97,6%. Dễ thực hiện: bơm hơi bằng máy tạo hơi, có thể áp dụng ở mọi cơ sở có trang bị siêu âm, Xquang và có khả năng phẫu thuật cấp cứu bụng để xử trí các tình huống tháo lồng thất bại hoặc có biến chứng vỡ ruột.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đánh giá kết quả, điều trị lồng ruột, tháo lồng bằng hơi.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đình Đức và các cộng sự (2010), Nghiên cứu kết quả tháo lồng ruột cấp tính ở trẻ em bằng bơm hơi tại giường tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình.
3. Nguyễn Viết Hải (2011), Đánh giá sớm kết quả điều trị lồng ruột cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
4. Đỗ Thị Bích Nga, Lê Cao Sang (2015), So sánh kết quả tháo lồng bằng hơi và tháo lồng bằng nước trong điều trị lồng ruột cấp tính ở nhũ nhi, Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh viện đa khoa An Giang”.
5. Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Đức Thắng (2015), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lồng ruột ở trẻ em, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Minh Trang (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm và kết quả điều trị bệnh lồng ruột cấp ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Al-Meflh Waseem, Ahmad AbuQuraa, Gaith Khaswneh, et al (2016), “Pneumatic reduction of pediatric intussusception: Experience at Queen Rania Al-Abdullah Hospital for Children”, Journal of The Royal Medical Services, 23 (3), pp. 13-19.
8. Blackwood Brian P., Christina M. Theodorou, Ferdynand Hebal, Catherine J. Hunter M. (2016), “Pediatric Intussusception: Decreased surgical risk with timely transfer to a Children’s Hospital”, Journal of Pediatric Care 2016, 2 (3), pp 1-4.