ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG MÀN HÌNH TĂNG SÁNG TRONG PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG CHI DƯỚI

Đỗ Võ Công Nguyên1, Võ Thành Toàn1,, Nguyễn Bảo Lục1, Trần Thanh Phong1, Nguyễn Minh Tấn1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng màn hình tăng sáng trong phẫu thuật kết hợp xương tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 134 bệnh nhân (BN) bị gãy xương chi dưới được phẫu thuật tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2023 đến tháng 01/2024. Kết quả: Có 134 BN trong đó 73 nữ, 61 nam. Tuổi trung bình là 53,8 ± 20,3. Cơ chế chấn thương: 45 tai nạn giao thông, 12 tai nạn lao động, 77 tai nạn sinh hoạt. Ghi nhận 51 BN có loãng xương chiếm tỷ lệ 38,1%. Gãy đầu trên xương đùi và gãy đầu trên xương chày chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 26,1% và 26,8%. Gãy đầu trên xương chày có kiểu gãy C2 gặp nhiều nhất với tỷ lệ 41,7%. Sau phẫu thuật với độ phục hồi giải phẫu từ tốt chiếm 54,5% và rất tốt chiếm 32,8 %. Có 15 bác sĩ chấn thương chỉnh hình (CTCH) tham gia phẫu thuật trên C - arm có mức độ phơi nhiễm trung bình £0,05 mSv. Kết luận: Sử dụng màn hình tăng sáng trong phẫu thuật kết hợp xương chi dưới mang lại giá trị phục hồi giải phẫu rất cao. Bên cạnh đó mức độ ảnh hưởng phóng xạ trong phẫu thuật chỉnh hình lên bác sĩ nằm trong giới hạn cho phép theo Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ, điều này cho thấy mức độ tin cậy và an toàn tại bệnh viện Thống Nhất trong phẫu thuật với màn hình tăng sáng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bohari A, Hashim S, Mohd Mustafa SN. Scatter radiation in the fluoroscopy-guided interventional room. Radiat Prot Dosimetry. 2020;188(3):397–402.
2. Lee WJ, Choi Y, Ko S, et al. Projected lifetime cancer risks from occupational radiation exposure among diagnostic medical radiation workers in South Korea. BMC Cancer. 2018;18(1):1206
3. Stewart FA, Akleyev AV, Hauer-Jensen M, et al. ICRP publication 118: ICRP statement on tissue reactions and early and late effects of radiation in normal tissues and organs--threshold doses for tissue reactions in a radiation protection context. Ann ICRP. 2012;41(1–2):1–322.
4. Chen, Yu-Hung & Liao, Hsiu-Jung & Lin, Shang & Chang, Chih Hung & Rwei, Syang-Peng & Lan, Tsung-Yu. (2022). Radiographic outcomes of the treatment of complex femoral shaft fractures (AO/OTA 32-C) with intramedullary nailing: a retrospective analysis of different techniques. Journal of International Medical Research. 50. 030006052211039. 10.1177/ 03000605221103974.
5. Bleeker NJ, Doornberg JN, ten Duis K, et al. Clinical validation of the ‘C-arm rotational view (CARV)’: study protocol of a prospective randomized controlled trial BMJ Open 2023;13: e064802. doi: 10.1136/bmjopen-2022-064802
6. Koppert, Wilco & Dietze, Martijn & van der Velden, Sandra & Steenbergen, J & Jong, Hugo. (2019). A comparative study of NaI(Tl), CeBr3, and CZT for use in a real-time simultaneous nuclear and fluoroscopic dual-layer detector. Physics in Medicine and Biology. 64. 10.1088/1361-6560/ab267c.
7. Hurley RJ, McCabe FJ, Turley L, Maguire D, Lucey J, Hurson CJ. Whole-body radiation exposure in Trauma and Orthopaedic surgery. Bone Jt Open. 2022 Nov;3(11):907-912. doi: 10.1302/2633-1462.311.BJO-2022-0062.R1. PMID: 36416077; PMCID: PMC9709492.
8. Nam, D.J., Kim, M.S., Kim, T.H. et al. Fractures of the distal femur in elderly patients: retrospective analysis of a case series treated with single or double plate. J Orthop Surg Res 17, 55 (2022). https://doi.org/10.1186/ s13018-022-02944-6
9. Metsemakers, WJ., Kortram, K., Ferreira, N. et al. Fracture-related outcome study for operatively treated tibia shaft fractures (F.R.O.S.T.): registry rationale and design.BMC Musculoskelet Disord 22, 57 (2021). https://doi. org/10.1186/s12891-020-03930-x
10. Tamburini L, Zeng F, Neumann D, Jackson C, Mancini M, Block A, Patel S, Wellington I, Stroh D. A Review of Tibial Shaft Fracture Fixation Methods. Trauma Care. 2023; 3(3):202-211. https://doi.org/10.3390/traumacare3030019