NGUYÊN NHÂN TỬ VONG TRONG 24 GIỜ ĐẦU Ở TRẺ NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ và nguyên nhân tử vong trong 24 giờ đầu ở trẻ em nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 116 bệnh nhi (<16 tuổi) tử vong trong 24 giờ đầu tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2023. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ trong dân số nghiên cứu là 1.1/1. Có 44,8% trẻ có suy dinh dưỡng và 44,8% trẻ có bệnh nền. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là viêm phổi và nhiễm trùng huyết với tỷ lệ bằng nhau là 20,7%. Tỷ lệ các nguyên nhân tử vong thay đổi theo từng nhóm tuổi, với nguyên nhân thường gặp nhất ở nhóm tuổi sơ sinh: bệnh màng trong (22,7%), nhiễm trùng huyết (22,7%), sinh ngạt (18,2%); ở nhóm tuổi nhũ nhi: viêm phổi (32,5%), nhiễm trùng huyết (21,6%), tim bẩm sinh (10,8%); ở nhóm từ 1 đến 5 tuổi: nhiễm trùng huyết (21,9%), viêm phổi (18,8%), tai nạn (15,6%); và ở nhóm trẻ từ 5 tuổi trở lên: viêm cơ tim và bệnh cơ tim (28%), nhiễm trùng huyết (24%), bạch cầu cấp (12%). Kết luận: Viêm phổi và nhiễm trùng huyết là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất tại Khoa Cấp Cứu. Có sự thay đổi mô hình nguyên nhân tử vong
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: tử vong trong 24 giờ đầu, trẻ em, khoa cấp cứu, nguyên nhân tử vong.
Tài liệu tham khảo
2. Trương Thị Mai Hồng. Đặc điểm của các trường hợp tử vong của trẻ từ 0 đến 15 tuổi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 12/2012 đến tháng 06/2013. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2017; 452(1):23-26.
3. Trần Nhựt Thịnh, Nguyễn Thành Nam, Tạ Văn Trầm. Thực trạng tử vong ở bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2023; 530: 259-267.
4. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Thanh Hải, Lê Ngọc Duy. Nguyên nhân tử vong của 68 trường hợp tại khoa Cấp Cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y Học Việt Nam.2020;495:284-287.
5. Jofiro G, Jemal K, Beza L, Bacha Heye T. Prevalence and associated factors of pediatric emergency mortality at Tikur Anbessa specialized tertiary hospital: a 5 year retrospective case review study. BMC Pediatr. Oct 2 2018;18(1):316. doi:10.1186/s12887-018-1287-4
6. Lahmini W, Bourrous M. Mortality at the pediatric emergency unit of the Mohammed VI teaching hospital of Marrakech. BMC Emerg Med. Jul 23 2020; 20(1):57. doi:10.1186/s12873-020-00352-9.
7. Nyhq U. Levels & Trends in Child Mortality: Report 2023: Estimates Developed by the United Nations Inter-Agency Group for Child Mortality Estimation. Available from: https://data.unicef. org/resources/levels-and-trends-in-child-mortality-2024/. [Accessed on 10 July 2024].
8. Zhu CP, Wu XH, Liang YT, Ma WC, Ren L. The mortality of patients in a pediatric emergency department at a tertiary medical center in China: An observational study. World J Emerg Med. 2015; 6(3):212-6. doi:10.5847/wjem.j.1920-8642. 2015.03.009