ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÌNH ẢNH X-QUANG GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CHÀY KẾT XƯƠNG BẰNG NẸP VÍT KHÓA ÍT XÂM LẤN TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH - BỎNG, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Nguyễn Thế Điệp1,, Đào Văn Dương2, Nguyễn Đức Tài2, Phan Thanh Nam1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X-quang gãy kín đầu dưới xương chày được kết xương bằng nẹp vít khóa tại Khoa Chấn thương chỉnh hình-Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh kết hợp theo dõi dọc, gồm 47 bệnh nhân gãy kín đầu dưới xương chày, từ tháng 6/2022 đến 12/2023. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu là nữ giới chiếm 63,8%, độ tuổi từ 40-59 chiếm 42,6%, trung bình 50,38 tuổi, nguyên nhân chính là tai nạn giao thông. Hình ảnh X-quang cho thấy loại gãy A1, A2 phổ biến chiếm 46,7%; gãy A3: 17,1%; gãy C1: 19,1%; gãy C2:17,1%; gãy xương chày kèm theo gãy xương mác:11 trường hợp chiếm 23,4%; biến dạng chi: 32/47 BN chiếm 68,1%. Kết luận: Kết xương bằng nẹp vít khóa ít xâm lấn dưới C-arm điều trị gãy kín đầu dưới xương chày loại A1, A2, A3, C1, C2 đạt được kết quả tốt trên các mặt liền xương, phục hồi chức năng, tỷ lệ biến chứng thấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đoàn Việt Hùng, Vũ Đặng Thanh và Đoàn Ngọc Hà (2023), "Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp khóa gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên năm 2022", Y học lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế. 85, tr.96-103
2. Nguyễn Văn Trí (2018), "Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Chợ Rẫy", Luận văn Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
3. Phạm Văn Khoa (2020), "Tỷ lệ gãy xương chày theo giới tính tại Việt Nam", Tạp chí Y học Việt Nam. 22, tr. 45-52.
4. Rüedi, T.P. & Allgöwer, M. (2017), "Fractures of the Lower Tibia: Epidemiological Study", Journal of Orthopedic Trauma. 15, pp. 130-138.
5. Chen, Y., Zhao, Z., & Zhang, Y (2022), "Traffic accidents vs. workplace injuries: A comparative analysis of fracture causes.", Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 93(5), pp. 890-898.
6. Patel, S., Jain, M., & Kumar, R (2022), "Prognosis of isolated tibial fractures vs. combined tibia-fibula fractures: A retrospective study.", Indian Journal of Orthopedics. 56(3), pp. 456-462.
7. Bucholz, R. W., Court-Brown, C. M., Heckman, J. D., & Tornetta, P. (2015), "Rockwood and Green's Fractures in Adults ", Philadelphia: Wolters Kluwer Health. 8.
8. Zhou, X., Li, Y., & Ma, H. (2021), "Hospital admission timing and outcomes in tibial fractures: The golden hours. ", Journal of Orthopedic Trauma. 35(8).