TỶ LỆ POLYP TUYẾN ĐÁY VỊ DẠ DÀY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Polyp tuyến đáy vị dạ dày (FGP) là loại polyp phổ biến nhất trong các polyp dạ dày được phát hiện khi nội soi đường tiêu hóa trên. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) được xem xét có liên quan đến polyp tuyến đáy vị dạ dày. Mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ của polyp tuyến đáy vị dạ dày ở bệnh nhân nội soi đường tiêu hóa trên. 2. Xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 483 bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học là polyp tuyến đáy vị dạ dày theo tiêu chuẩn WHO 2019, được nội soi đường tiêu hóa trên tại Khu nội soi Tiêu hóa, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh từ tháng 07/2023 đến hết tháng 6/2024. Kết quả: tỷ lệ polyp tuyến đáy vị dạ dày trong 15458 ca nội soi đường tiêu hóa trên là 3,12%; tuổi trung bình là 55,9 ± 12,7; 28% là nam giới, 72% là nữ giới; FGP < 5mm là 2,6%, 5mm ≤ FGP ≤10mm là 0,5%, FGP > 10mm là 0,02%; Tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở các bệnh nhân có polyp tuyến đáy vị dạ dày là 24,4%. Về yếu tố sử dụng thuốc PPI: không xác định được có dùng thuốc PPI là 16%, không dùng thuốc PPI là 17% và có sử dụng thuốc PPI là 67%. Trong đó nhóm có sử dụng thuốc PPI, 28% là dùng dưới 1 năm, 61% dùng thuốc từ 1-5 năm và dùng thuốc trên 5 năm là 11%. Kết luận: Trong 15458 ca nội soi đường tiêu hóa trên có 3,12% bệnh nhân được chẩn đoán polyp tuyến đáy vị dạ dày, phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên. Polyp tuyến đáy vị dạ dày có tỷ lệ nhiễm H.pylori thấp và có liên quan đến tiền sử dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Polyp tuyến đáy vị dạ dày, HP, PPI
Tài liệu tham khảo
2. Rubio CA, Nesi G. Fundic Gland Polyps. Anticancer Res. 2011;31(5):1789-1793.
3. Lee PL, Chen JJ, Wang SJ, Tung HD, Cheng CT, Lu NM. Fundic gland polyps is more common in patients with relative healthy gastric mucosa. Adv Dig Med. 2018;5(1-2):44-49. doi:10.1002/ aid2.13075
4. Brito HL de F, Barros C, Freire MV, Silva Filho MN da, Nascimento TV. GASTRIC FUNDIC GLAND POLYPS: CAN HISTOLOGY BE USEFUL TO PREDICT PROTON PUMP INHIBITORS USE? Arq Gastroenterol. 2018;55(4):380-384. doi:10.1590/S0004-2803.201800000-82
5. Huang CZ, Lai RX, Mai L, Zhou HL, Chen HJ, Guo HX. Relative risk factors associated with the development of fundic gland polyps. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2014;26(11):1217-1221. doi:10.1097/MEG.0000000000000199
6. Gao W, Huang Y, Lu S, Li C. The clinicopathological characteristics of gastric polyps and the relationship between fundic gland polyps, Helicobacter pylori infection, and proton pump inhibitors. Ann Palliat Med. 2021;10(2):2108-2114. doi:10.21037/apm-21-39
7. Vieth M, Stolte M. Fundic gland polyps are not induced by proton pump inhibitor therapy. Am J Clin Pathol. 2001;116(5):716-720. doi:10.1309/ XFWR-LXA7-7TK1-N3Q8
8. Martin FC, Chenevix-Trench G, Yeomans ND. Systematic review with meta-analysis: fundic gland polyps and proton pump inhibitors. Aliment Pharmacol Ther. 2016;44(9):915-925. doi:10. 1111/apt.13800