TỔNG QUAN VỀ RÁCH RỘNG GÂN CHÓP XOAY

Nguyễn Văn Thái1,, Lê Minh Khoa2, Lê Gia Ánh Thỳ2, Nguyễn Ngọc Hiếu3, Cao Kim Xoa4
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Quân Y 7A
4 Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bài viết tổng hợp định nghĩa, cơ chế bệnh sinh và các phương pháp điều trị rách rộng gân chóp xoay (MRCT). Phương pháp: Tổng quan y văn về MRCT, tập trung vào các yếu tố: định nghĩa, cơ sinh học, chẩn đoán và điều trị. Kết quả: MRCT được xác định là rách từ 2 gân trở lên hoặc kích thước vết rách >5cm, liên quan đến mất cân bằng lực và rối loạn động học khớp vai. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và MRI. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào tuổi, tình trạng thoái hóa, co rút gân và nhu cầu chức năng. Các phương pháp điều trị gồm: 1) Điều trị bảo tồn: tập phục hồi chức năng và dùng thuốc giảm đau, áp dụng cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền. 2) Cắt lọc, giải áp dưới mỏm cùng vai: dành cho bệnh nhân lớn tuổi, không có giả liệt. 3) Khâu gân: ưu tiên khâu 2 hàng nếu khả thi. 4) Khâu gân bán phần: lựa chọn khi không thể khâu hoàn toàn. 5) Tăng cường bằng mảnh ghép: hiện đang còn nhiều tranh cãi. 6) Tái tạo bao khớp trên: phương pháp mới, cần thêm nghiên cứu. 7) Chuyển gân: phù hợp cho bệnh nhân trẻ, hoat động nhiều. 8) Đặt spacer dưới mỏm cùng vai: phương pháp ít xâm lấn, kết quả ngắn hạn khả quan. 9) Thay khớp vai đảo ngược: Lựa chọn cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc có thoái hóa khớp. Kết luận: Khâu gân là lựa chọn ưu tiên. Các kỹ thuật mới và phương pháp thay khớp vai đảo ngược cần thêm nghiên cứu để cải thiện hiệu quả điều trị. Cần có thêm các nghiên cứu so sánh trực tiếp giữa các phương pháp điều trị để đưa ra khuyến cáo điều trị tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bedi A, Dines J, Warren RF, Dines DM. Massive tears of the rotator cuff. J Bone Joint Surg Am. 2010;92(9):1894-908.
2. Gerber C, Fuchs B, Hodler J. The results of repair of massive tears of the rotator cuff. J Bone Joint Surg Am. 2000;82(4):505-15.
3. Cofield RH. Subscapular muscle transposition for repair of chronic rotator cuff tears. Surg Gynecol Obstet. 1982;154(5):667-72.
4. Burkhart SS. Arthroscopic treatment of massive rotator cuff tears. Clin Orthop Relat Res. 1991; (267):45-56.
5. Goutallier D, Postel JM, Bernageau J, Lavau L, Voisin MC. Fatty muscle degeneration in cuff ruptures. Clin Orthop Relat Res. 1994;(304):78-83.
6. Levy O, Mullett H, Roberts S, Copeland S. The role of anterior deltoid reeducation in patients with massive irreparable degenerative rotator cuff tears. J Shoulder Elbow Surg. 2008;17(6):863-70.
7. Gartsman GM. Massive, irreparable tears of the rotator cuff. Results of operative debridement and subacromial decompression. J Bone Joint Surg Am. 1997;79(5):715-21.
8. Gerber C, Maquieira G, Espinosa N. Latissimus dorsi transfer for the treatment of irreparable rotator cuff tears. J Bone Joint Surg Am. 2006; 88(1):113-20.
9. Senekovic V, Poberaj B, Kovacic L, et al. The biodegradable spacer as a novel treatment modality for massive rotator cuff tears: a prospective study with 5-year follow-up. Arch Orthop Trauma Surg. 2017;137(1):95-103.