ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm nấm huyết được định nghĩa là khi kết quả cấy máu ra tác nhân gây bệnh là nấm trên bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng phù hợp. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do Candida huyết ở trẻ sơ sinh theo các nghiên cứu những năm gần đây chiếm tỉ lệ khá cao từ khoảng 25,0% - 45,0%[2] Nghiên cứu về nhiễm nấm huyết sơ sinh còn chưa nhiều, tác nhân nấm gây bệnh có sự thay đổi theo thời gian và tỉ lệ kháng thuốc đã được ghi nhận[1], [5]. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca từ 1/2020 đến 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Có 36 trẻ nhiễm Candida huyết trong thời gian nghiên cứu. Tuổi thai có trung vị 32,7 tuần (28,8 – 36,5 tuần), cân nặng lúc sinh có trung vị 2055 g (1100 – 2900 g), ngày tuổi bắt đầu nhiễm nấm huyết 20,0 ngày (10,0 – 30,0 ngày). Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng phổ biến là lừ đừ, xuất huyết da niêm, bụng chướng, da tái, tăng CRP và giảm tiểu cầu. Loài Candida thường gặp nhất là C. parapsilosis (52,8%), kế đến là C. albicans (25,0%), đồng nhiễm vi trùng trong đợt nhiễm nấm huyết là 25,0%. Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm phổ biến nhất là dùng nhiều loại kháng sinh trước đó 97,2%, nuôi ăn tĩnh mạch 97,2%, đặt nội khí quản 97,2%, kế đến là hiện diện CVC 77,8%. Điều trị với kết hợp amphotericin B và fluconazole là tỉ lệ cao nhất 41,9%, amphotericin B là 35,6%. Tỉ lệ tử vong thô là 44,4%. Kết luận: Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh nhiễm nấm huyết Candida còn cao. Điều trị chủ yếu là kết hợp amphotericin B và fluconazole. Các yếu tố nguy cơ nhiễm nấm chiếm tỉ lệ khá cao, cần thêm nghiên cứu tìm ra mối liên quan độc lập đến kết cục tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: nhiễm nấm huyết, Candida, sơ sinh non tháng.
Tài liệu tham khảo
2. Hà Nguyễn Thị Thanh, Phượng Cam Ngọc, Dũng Lê Hồng, Lan Lê Thị Hồng, Hạnh Trần Tuyết. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1. Y Học TPHồ Chí Minh2011. p. 122-128.
3. Tâm Phạm Thị Thanh. Điều trị và phòng ngừa nhiễm nấm xâm nhập cho trẻ non tháng tại khoa Hồi sức sơ sinh. 1-13.
4. Benedict K, Roy M, Kabbani S, et al. Neonatal and pediatric candidemia: results from population-based active laboratory surveillance in four US locations, 2009–2015. Journal of the Pediatric Infectious Diseases Society. 2018; 7(3):e78-e85.
5. Caggiano G, Lovero G, De Giglio O, et al. Candidemia in the neonatal intensive care unit: a retrospective, observational survey and analysis of literature data. BioMed Research International. 2017; 2017
6. Saiman L, Ludington E, Pfaller M, et al. Risk factors for candidemia in neonatal intensive care unit patients. The Pediatric infectious disease journal. 2000;19(4):319-324.
7. Wilson CB, Nizet V, Maldonado Y, Remington JS, Klein JO. Remington and Klein's infectious diseases of the fetus and newborn infant. Elsevier Health Sciences; 2015.
8. Weimer KE, Smith PB, Puia-Dumitrescu M, Aleem S. Invasive fungal infections in neonates: a review. Pediatric Research. 2022;91(2):404-412.