THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH ĐẶT KIM LUỒN TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Mai Thị Yến1,, Trịnh Văn Thọ2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Trường Đại học Thành Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình đặt kim luồn tĩnh mạch của điều dưỡng tại khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 41 điều dưỡng viên tham gia vào nghiên cứu từ tháng 03/2022 đến tháng 07 năm 2022 tại khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả: Có 90,2% điều dưỡng viên trả lời đúng theo quy trình khuyến cáo về nội dung như: hạ huyết áp không được coi là tai biến khi đặt kim luồn cho người bệnh; không nên đặt kim luồn tại vị trí nếp gấp (80,5%); hố khuỷu tay không phải là vị trí ưu tiên để đặt kim luồn (85,4%) và sau khi rút thông nòng, không được đẩy phần thân kim ngập trong lòng tĩnh mạch (87,8%). Tuy nhiên, chỉ có 23,8% điều dưỡng viên thực hiện đúng theo quy định về việc đội mũ, đeo khẩu trang và mặc trang phục theo quy định của khoa hồi sức, trong khi hơn 52,4% điều dưỡng viên đã rửa tay hoặc sử dụng sát khuẩn nhanh trong giai đoạn đầu khi thực hiện y lệnh. Hơn 85,7% điều dưỡng viên thực hiện thao tác rút thông nòng từ từ, rồi đẩy kim vào mạch máu. Kết luận: Nhìn chung, điều dưỡng thực hiện các bước tuân thủ quy trình đặt kim luồn tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Thị Tuyết Anh (2022). Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa trung tâm an giang năm 2021. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(2)
2. Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2012 của Bộ Y tế), 2012.
3. Lâm Thị Nhung (2021). Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 145(9), 85-92.
4. Lê Thị Kim Oanh (2012). “Can thiệp nâng cao tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm truyền của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2012”, Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nôị.
5. Nguyễn Kim Phượng (2017). Tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch qua đặt kim luồn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Tạp chí Y học cộng đồng, số 41, trang 58.
6. Trần Thị Minh Phượng (2012). “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012”, Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
7. Đào Thành (2010). Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại 13 bệnh viện lựa chọn, Hội điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội.
8. Chu Anh Văn (2013). “Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013”, Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
9. Omorogbe, V. E., Omuemu, V. O., & Isara, A. R. (2012). Injection safety practices among nursing staff of mission hospitals in Benin City, Nigeria. Annals of African medicine, 11(1).
10. Ullman, A. J., Long, D. A., & Rickard, C. M. (2014). Prevention of central venous catheter infections: a survey of paediatric ICU nurses' knowledge and practice. Nurse education today, 34(2), 202-207