KHẢO SÁT THỰC HÀNH CỦA BÁC SĨ VỀ CÁC KỸ THUẬT HỒI SỨC CẤP CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: khảo sát việc thực hành các kỹ thuật hồi sức cấp cứu trong điều trị sốc nhiễm khuẩn của Bác sĩ (BS) ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát cắt ngang về việc thực hành kỹ thuật hồi sức cấp cứu trên đối tượng BS trong xử trí sốc nhiễm khuẩn trẻ em thông qua bảng câu hỏi trực tuyến từ 5/2024 đến 6/2024. Kết quả: khảo sát ghi nhận 219 BS tham gia, gồm 15 BS đa khoa (6,8%), 204 BS nhi khoa (93,2%) và 70,3% có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm. Tỷ lệ dùng vận mạch sau liều dịch đầu tiên là 28,8%. Có 33,8% BS chưa đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC), 45,2% chưa đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và 23,7% chưa dùng siêu âm để đánh giá huyết động trong sốc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, 23,3% BS chưa đo huyết áp động mạch xâm lấn (HAXL). Trong mô hình đa biến, yếu tố liên quan đến kỹ thuật điều trị dựa trên khuyến cáo liên quan đến cải thiện lactate máu là BS hồi sức cấp cứu nhi, sử dụng siêu âm và dùng vận mạch sau liều dịch đầu tiên với tỷ lệ chênh (OR) lần lượt là 2,84, 4,17 và 6,29. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng các kỹ thuật hồi sức cấp cứu trong thực hành lâm sàng. Những phát hiện này sẽ rất hữu ích trong việc tăng cường tập huấn sử dụng siêu âm trong đánh giá huyết động tại các Bệnh viện (BV) hằng năm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sốc nhiễm khuẩn, trẻ em, siêu âm
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thúy Hồng. Thực trạng và nhu cầu bác sĩ chuyên khoa Nhi làm việc tại Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện theo các vùng sinh thái Việt Nam. Tạp chí Nhi khoa. 2022;15(5):107-114.
3. Orso D., N. Federici, C. Lio, F. Mearelli, T. Bove. Hemodynamic goals in sepsis and septic shock resuscitation: An umbrella review of systematic reviews and meta-analyses with trial sequential analysis. Australian critical care: official journal of the Confederation of Australian Critical Care Nurses. Sep 2024;37(5):818-826. doi:10. 1016/j.aucc.2024.03.005
4. Paul R., M. I. Neuman, M. C. Monuteaux, E. Melendez. Adherence to PALS Sepsis Guidelines and Hospital Length of Stay. Pediatrics. Aug 2012; 130(2): e273-80. doi:10.1542/peds.2012-0094
5. Weiss S. L., M. J. Peters, W. Alhazzani, et al. Surviving Sepsis Campaign International Guidelines for the Management of Septic Shock and Sepsis-Associated Organ Dysfunction in Children. Pediatric critical care medicine: a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. Feb 2020;21(2):e52-e106. doi:10.1097/pcc.0000000000002198
6. Ranjit S., G. Aram, N. Kissoon, et al. Multimodal monitoring for hemodynamic categorization and management of pediatric septic shock: a pilot observational study*. Pediatric critical care medicine : a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. Jan 2014;15(1):e17-26. doi:10.1097/ PCC.0b013e3182a5589c
7. Razavi A., C. J. L. Newth, R. G. Khemani, F. Beltramo, P. A. Ross. Cardiac output and systemic vascular resistance: Clinical assessment compared with a noninvasive objective measurement in children with shock. Journal of critical care. Jun 2017;39:6-10. doi:10.1016/ j.jcrc.2016.12.018
8. Schlapbach L. J., G. MacLaren, M. Festa, et al. Prediction of pediatric sepsis mortality within 1 h of intensive care admission. Intensive care medicine. Aug 2017;43(8):1085-1096. doi:10. 1007/s00134-017-4701-8
9. Scott H. F., L. Brou, S. J. Deakyne, et al. Lactate Clearance and Normalization and Prolonged Organ Dysfunction in Pediatric Sepsis. The Journal of pediatrics. Mar 2016;170:149-55.e1-4. doi:10.1016/j.jpeds.2015.11.071
10. Arya B., D. Kerstein, C. S. Leu, et al. Echocardiographic Assessment of Right Atrial Pressure in a Pediatric and Young Adult Population. Pediatric cardiology. Mar 2016; 37(3): 558-67. doi:10.1007/s00246-015-1315-1