NỒNG ĐỘ CALPROTECTIN TRONG PHÂN Ở BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT MẠN TÍNH VÀ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thủy1,, Nguyễn Thị Thu Huyền1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa nồng độ calprotectin trong phân với một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán bệnh ở nhóm mắc IBD và IBS. Đối tượng và phương pháp: Gồm 52  bệnh nhân được chẩn đoán IBD và IBS vào khám, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu, đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nồng độ Calprotectin trong phân ở bệnh nhân mắc IBS có trung vị là 25,70 (32,07)µg/g, ở bệnh nhân IBD là  87,00 (51,98)µg/g. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Calprotectin với triệu chứng sốt, đi ngoài phân nhày máu, mức độ hoạt động bệnh UC theo thang điểm Mayo toàn phần. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Calprotectin với tình trạng gầy sút cân, mức độ hoạt động bệnh CD theo thang điểm CDAI và thể bệnh IBS. Ngưỡng Calprotectin 52.25 µg/g được sử dụng để phân biệt IBD và IBS với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 87.5% và 82.1%. Diện tích dưới đường cong là 0.920. Kết luận: Calprotectin trong phân là một dấu ấn viêm có mối liên quan với triệu chứng lâm sàng của bệnh, mức độ hoạt động bệnh và có thể góp phần phân biệt IBD và IBS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hải Yến, Dương Hồng Thái (2023), "Đặc điểm lâm sàng và nồng độ calprotectin của bệnh nhân bệnh lý ruột viêm điều trị tại bệnh viện Tung ương Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 228(05), pp. 37-45.
2. Nguyễn Thị Hương Giang (2022), "Giá trị lâm sàng của calprotectin trong phân để xác định hoạt động của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu", Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam. X(6), pp. 4155 -4162.
3. Catanzaro, Roberto, et al. (2021), "Rational Use of Fecal Calprotectin in Irritable Bowel Syndrome and Inflammatory Bowel Disease", Acta Medica Iranica. 59(4), pp. 198-205.
4. Li, Junrong, et al. (2023), "Clinical value of fecal calprotectin for evaluating disease activity in patients with Crohn’s disease", Frontiers in Physiology 14, p. 1186665.
5. Peery, A. F., et al. (2022), "Burden and Cost of Gastrointestinal, Liver, and Pancreatic Diseases in the United States", Gastroenterology. 162(2), pp. 621-644.
6. Campbell, J. P., et al. (2021), "Clinical Performance of a Novel LIAISON Fecal Calprotectin Assay for Differentiation of Inflammatory Bowel Disease From Irritable Bowel Syndrome", J Clin Gastroenterol. 55(3), pp. 239-243.
7. Cremer, A., et al. (2019), "Variability of Faecal Calprotectin in Inflammatory Bowel Disease Patients: An Observational Case-control Study", J Crohns Colitis. 13(11), pp. 1372-1379.
8. Jha, A. K., et al. (2018), "Optimal cut-off value of fecal calprotectin for the evaluation of ulcerative colitis: An unsolved