MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHẬM TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT CỦA TRẺ SINH RẤT NON THÁNG TỚI 6 THÁNG TUỔI HIỆU CHỈNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan tới chậm tăng trưởng của trẻ sinh rất non tháng tới 6 tháng tuổi hiệu chỉnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên nhóm trẻ sơ sinh tuổi thai 28 đến dưới 32 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sử dụng phương pháp theo dõi dọc từ khi sinh đến 6 tháng tuổi hiệu chỉnh, cỡ mẫu thuận tiện. Kết quả: Có 79 trẻ sơ sinh rất non tháng đủ tiêu chuẩn, gồm 52 trẻ nam (65,8%), 27 trẻ nữ (34,2%), tuổi thai trung bình là 29,9 ± 1,1 tuần. Tuổi thai, tình trạng chậm phát triển trong tử cung với OR = 13,4; 95% CI [2,4 - 74, p < 0,05], một số bệnh lý trẻ điều trị sau sinh (viêm ruột hoại tử, còn ống động mạch có triệu chứng, thiếu máu nặng), mẹ bị tiền sản giật với OR = 8,8; 95% CI [1,9 - 39,7; p < 0,05] là những yếu tố nguy cơ làm chậm tăng trưởng thể chất ở trẻ sinh rất non tháng tới 6 tháng tuổi hiệu chỉnh. Kết luận: Tuổi thai, tình trạng phát triển trong tử cung, một số bệnh lý trẻ mắc phải sau sinh và mẹ bị tiền sản giật là những yếu tố liên quan tới chậm tăng trưởng thể chất của trẻ sinh rất non tháng tới 6 tháng tuổi hiệu chỉnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sơ sinh rất non tháng, Tăng trưởng thể chất.
Tài liệu tham khảo
2. Đào Thị Huyền Trang, Nguyễn Mạnh Thắng (2018), "Tình hình đẻ non và các phương pháp xử trí tại khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Tạp chí phụ sản.
3. Guellec, I., et al. (2016), "Effect of Intra- and Extrauterine Growth on Long-Term Neurologic Outcomes of Very Preterm Infants", J Pediatr. 175, pp. 93-99.e1.
4. Nguyen, P. T., et al. (2024), "Growth patterns of preterm and small for gestational age children during the first 10 years of life", Front Nutr. 11, p. 1348225.
5. Ohuma, E. O., et al. (2023), "National, regional, and global estimates of preterm birth in 2020, with trends from 2010: a systematic analysis", Lancet. 402(10409), pp. 1261-1271.
6. Ordóñez-Díaz, M. D., et al. (2020), "Plasma Adipokines Profile in Prepubertal Children with a History of Prematurity or Extrauterine Growth Restriction", Nutrients. 12(4).
7. Zhao, T., et al. (2021), "Investigation Into the Current Situation and Analysis of the Factors Influencing Extrauterine Growth Retardation in Preterm Infants", Front Pediatr. 9, p. 643387.
8. Deng, Ying, Yang, Fan, and Mu, Dezhi (2019), "First-year growth of 834 preterm infants in a Chinese population: a single-center study", BMC Pediatrics. 19(1), p. 403.