TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) là một bệnh rối loạn mô liên kết hiếm gặp. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh XCBHT vẫn gây ra sự suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống và tỉ lệ tử vong cao. Tổn thương phổi rất thường gặp ở bệnh XCBHT, tăng áp lực động mạch phổi (TALĐMP) là một trong hai biểu hiện chính của tổn thương phổi ở bệnh nhân XCBHT và là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhóm bệnh nhân này.1 Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống và nhận xét một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán XCBHT theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2013 đến khám bệnh hoặc điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 09/2023 đến tháng 08/2024. Kết quả: Tỉ lệ TALĐMP ở bệnh XCBHT 47,95%. Bệnh nhân có tình trạng khó thở theo NYHA càng cao, mạch càng tăng thì có tỷ lệ TALĐMP càng cao với p<0,05. Bệnh nhân có ho khan có nguy cơ TALĐMP gấp 2,7 lần (95% CI: 1,1-7,0; p=0,035), có hồi hộp trống ngực thì nguy cơ TALĐMP gấp 3,7 lần (95% CI: 1,4-10,1; p=0.008), có chỉ số CRP tăng có TALĐMP gấp 7,6 lần đối tượng có chỉ số CRP bình thường (95% CI: 2,4-24,3; p<0,001). Kết luận: Tỉ lệ mắc TALĐMP ở bệnh nhân XCBHT trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao, và tăng nguy cơ mắc TALĐMP ở các nhóm đối tượng có triệu chứng lâm sàng khó thở, ho khan, hồi hộp trống ngực, mạch nhanh, CRP tăng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Tăng áp lực động mạch phổi, xơ cứng bì hệ thống
Tài liệu tham khảo
2. Scholand MB, Carr E, et al. Interstitial Lung Disease in Systemic Sclerosis: Diagnosis and Management. Rheumatology. 2012; S1:008:1149.
3. Proudman S.M, Stevens W.M, Sahhar J. Pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis: the need for early detection and treatment. Internal Medicine Journal. 2007; 37:485-494.
4. Nagel C, Henn P, Ehlken N. Stress Doppler echocardiography for early detection of systemic sclerosis-associated pulmonary arterial hypertension. Arthritis Research & Therapy. 17:165.
5. Varga J. Systemic Sclerosis (Scleroderma) and Related Disorders. In: Loscalzo J, Fauci A, Kasper D, Hauser S, Longo D, Jameson JL, eds. Harrison’s Principles of Internal Medicine 21st ed McGraw-Hill Education. Published online 2022:2154-2166.
6. Lưu Phương Lan. Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Chức Năng Thông Khí Phổi Trên Bệnh Nhân Xơ Cứng Bì Hệ Thống. luận án tiến sỹ y học. đại học Y Hà Nội; 2016.
7. Phùng Thị Chuyên, Phạm Thị Minh. Tổn thương phổi trên bệnh nhân XCBHT tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương năm 2021. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2022;520(2):120-124.
8. Vũ Thị Hằng. Nghiên Cứu Nồng Độ NT-proBNP Huyết Thanh Trên Bệnh Nhân Xơ Cứng Bì Có Tăng Áp Động Mạch Phổi. luận án thạc sỹ y học. trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
9. Haustein U.F, Systemic Sclerosis. Lab Med. 2011;42(9):562-572.
10. Methia, Latreche S, Ait Mokhtar O, et al. Assessment for Pulmonary Artery Hypertension Using Clinical and Echocardiographic Criteria in Patients With Systemic Sclerosis. 352(4):343-347.