ỨNG DỤNG CỦA THANG ĐIỂM KAISER TRONG PHÂN ĐỘ NGUY CƠ ÁC TÍNH CỦA TỔN THƯƠNG NGẤM THUỐC TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TUYẾN VÚ

Lưu Phương Thanh1,2, Lưu Phương Thanh1,2, Đoàn Tiến Lưu2,3,
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá vai trò của thang điểm Kaiser trong phân độ nguy cơ ác tính đối với các tổn thương ngấm thuốc trên cộng hưởng từ tuyến vú. Đối tượng và phương pháp: Từ 01/2023 đến 06/2023 tại bệnh viện K Tân Triều, có 114 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ tuyến vú, tuổi trung bình 51±9,9, kích thước tổn thương chủ yếu từ 1-2cm. Các tổn thương đều được đánh giá trên chuỗi xung sau tiêm thuốc đối quang từ và dựng đồ thị ngấm thuốc, từ đó dựa và đặc điểm tổn thương và thang điểm Kaiser để chấm điểm và đưa ra phân loại BIRADS phù hợp, sau đó so sánh với kết quả giải phẫu bệnh. Kết quả: Tổn thương ác tính chiếm 88,1%, trong đó có 76,4% tổn thương tạo khối, 23,6% tổn thương không tạo khối. Tổn thương lành tính chiếm 21,9%, trong đó có 72% tổn thương tạo khối và 28% tổn thương không tạo khối. Về đồ thị ngấm thuốc, có 42,1% đồ thị type 1, 41,2% đồ thị type 2 và 16,7% đồ thị type 3. Có 18,4% tổn thương được phân loại BIRADS 3, 81,6% tổn thương được phân loại BIRADS 4 hoặc 5. Có 4/114 trường hợp không có sự phù hợp giữa phân loại BIRADS và kết quả giải phẫu bệnh. Thang điểm Kaiser có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 84% trong đánh giá phân độ nguy cơ ác tính. Kết luận: Thang điểm Kaiser rất có giá trị trong đánh giá mức độ nghi ngờ ác tính đối với tổn thương ngấm thuốc trên cộng hưởng từ, giúp làm tăng tính chính xác trong chẩn đoán

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Heywang SH, Hahn D, Schmidt H, et al. MR imaging of the breast using gadolinium-DTPA. J Comput Assist Tomogr. Mar-Apr 1986;10(2):199-204. doi:10.1097/00004728-198603000-00005
2. Kaiser WA, Zeitler E. MR imaging of the breast: fast imaging sequences with and without Gd-DTPA. Preliminary observations. Radiology. Mar 1989;170(3 Pt 1):681-6. doi:10.1148/radiology. 170.3.2916021
3. Lehman CD, Schnall MD. Imaging in breast cancer: magnetic resonance imaging. Breast Cancer Res. 2005;7(5):215-9. doi:10.1186/bcr1309
4. Hylton N. Magnetic resonance imaging of the breast: opportunities to improve breast cancer management. J Clin Oncol. Mar 10 2005;23(8): 1678-84. doi:10.1200/JCO.2005.12.002
5. American College of Radiology. Breast Imaging Reporting and Data System (BI-RADS). 5 ed. 2013.
6. Baltzer PA, Dietzel M, Kaiser WA. A simple and robust classification tree for differentiation between benign and malignant lesions in MR-mammography. Eur Radiol. Aug 2013;23(8):2051-60. doi:10.1007/s00330-013-2804-3
7. Woitek R, Spick C, Schernthaner M, et al. A simple classification system (the Tree flowchart) for breast MRI can reduce the number of unnecessary biopsies in MRI-only lesions. Eur Radiol. Sep 2017;27(9):3799-3809. doi:10.1007/ s00330-017-4755-6
8. Wengert GJ, Pipan F, Almohanna J, et al. Impact of the Kaiser score on clinical decision-making in BI-RADS 4 mammographic calcifications examined with breast MRI. Eur Radiol. Mar 2020; 30(3):1451-1459. doi:10.1007/s00330-019-06444-w
9. Milos RI, Pipan F, Kalovidouri A, et al. The Kaiser score reliably excludes malignancy in benign contrast-enhancing lesions classified as BI-RADS 4 on breast MRI high-risk screening exams. Eur Radiol. Nov 2020;30(11):6052-6061. doi:10.1007/s00330-020-06945-z
10. Mann RM, Cho N, Moy L. Breast MRI: State of the Art. Radiology. Sep 2019;292(3):520-536. doi:10.1148/radiol.2019182947