KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN CÓ NÚT ĐỘNG MẠCH GAN TRƯỚC MỔ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Nguyễn Hoàng1,, Trịnh Hồng Sơn2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) được nút động mạch gan trước mổ. Phương pháp: nghiên cứu mô tả can thi ệp không đối chứng 46 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan có nút động mạch gan trước mổ điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Tuổi trung bình là 48,8±13, giới nam chiếm 80.4%, nữ 19.6%, tỉ lệ viêm gan B, C chiếm 91.3%. Bệnh nhân chủ yếu phát hiện bệnh tình cờ chiếm 47.8%, tỉ lệ BN xơ gan Child-pugh A chiếm 89.1%, có 1 trường hợp xơ gan Child-Pugh B chiếm 2.2%. Tỉ lệ BN được nút động mạch gan 1 lần trước mổ có 25 BN chiếm 54,3% và 21 BN được nút nhiều hơn 1 lần chiếm 45.7%, tỉ lệ khối u hoại tử không hoàn toàn (dưới 100%) có 36 trường hợp chiếm 78.3% và 10 trường hợp khối u hoại tử hoàn toàn chiếm 21.7%. Tỉ lệ cắt gan lớn chiếm 60.9%, tỉ lệ cắt gan nhỏ là 39.1%. Biến chứng chủ yếu sau mổ là tràn dịch màng phối chiếm 14.3%, tỉ lệ tái phát sau mổ là 26,1%, trong số 7 trường hợp tử vong tính đến khi kết thúc nghiên cứu có 6 trường hợp tử vong do tái phát sau mổ. Thời gian sống thêm trung bình sau mổ là 44±2,75 tháng. Kết luận: Nút mạch trước mổ phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan là phương pháp an toàn, tỉ lệ biến chứng thấp giúp kéo dài thời gan sống thêm và giảm tỉ lệ tái phát sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cha CH, Saif MW, Yamane BH, Weber SM. Hepatocellular carcinoma: current management. Curr Probl Surg. 2010;47(1):10-67. doi:10.1067/ j.cpsurg.2009.09.003
2. Cherqui D, Belghiti J. [Hepatic surgery. What progress? What future?]. Gastroenterol Clin Biol. 2009; 33(8-9): 896-902. doi:10.1016/j.gcb. 2009.05.005
3. Tabrizian P, Jibara G, Shrager B, Schwartz M, Roayaie S. Recurrence of hepatocellular cancer after resection: patterns, treatments, and prognosis. Ann Surg. 2015;261(5): 947-955. doi: 10.1097/SLA.0000000000000710
4. El-Serag HB. Epidemiology of viral hepatitis and hepatocellular carcinoma. Gastroenterology. 2012;142(6): 1264-1273.e1. doi:10.1053/j.gastro. 2011.12.061
5. Kang JY, Choi MS, Kim SJ, et al. Long-term outcome of preoperative transarterial chemoembolization and hepatic resection in patients with hepatocellular carcinoma. Korean J Hepatol. 2010;16(4): 383-388. doi:10.3350/ kjhep.2010.16.4.383
6. Sun VCY, Sarna L. Symptom management in hepatocellular carcinoma. Clin J Oncol Nurs. 2008; 12(5): 759-766. doi:10.1188/08.CJON.759-766
7. Choi GH, Kim DH, Kang CM, et al. Is preoperative transarterial chemoembolization needed for a resectable hepatocellular carcinoma? World J Surg. 2007;31(12): 2370-2377. doi:10. 1007/s00268-007-9245-6
8. Reddy SK, Barbas AS, Turley RS, et al. A standard definition of major hepatectomy: resection of four or more liver segments. HPB. 2011; 13(7): 494-502. doi:10.1111/j.1477-2574. 2011.00330.x
9. Virani S, Michaelson JS, Hutter MM, et al. Morbidity and mortality after liver resection: results of the patient safety in surgery study. J Am Coll Surg. 2007;204(6):1284-1292. doi:10. 1016/j.jamcollsurg.2007.02.067
10. Zimmitti G, Roses RE, Andreou A, et al. Greater complexity of liver surgery is not associated with an increased incidence of liver-related complications except for bile leak: an experience with 2,628 consecutive resections. J Gastrointest Surg Off J Soc Surg Aliment Tract. 2013;17(1):57-64; discussion p.64-65. doi:10. 1007/s11605-012-2000-9