TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN PARKINSON TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh nhân Parkinson có nhiều triệu chứng vận động và ngoài vận động, không những làm tăng nhu cầu năng lượng mà còn giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, năng lượng. Điều này dẫn đến bệnh nhân Parkinson dễ mắc bị suy dinh dưỡng. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021. Phương pháp: Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo các chỉ số nhân trắc, sinh học và thang điểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng tối thiểu MNA-SF. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 69,2 ± 9,1tuổi, với tỉ lệ nữ giới chiếm 60,4%. Tuổi khởi phát trung bình là: 62,8 ± 8,0 tuổi, đa số bệnh nhân khởi phát triệu chứng bệnh ở nhóm tuổi 51 – 70 tuổi (66,4%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn theo chỉ số chu vi vòng cánh tay và chỉ số BMI lần lượt là 34% và 27,4%. Theo chỉ số sinh học, có 12 bệnh nhân (11,3%) có vừa có tình trạng giảm albumin máu và thiếu máu. Theo thang điểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng tối thiểu MNA-SF, có 14,2% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và 51,9% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng, tổng cộng có tới 66,1% bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng và cần can thiệp về dinh dưỡng. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân Parkinson có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, chiếm 27,4% khi đánh giá theo chỉ số nhân trắc và 66,1% theo thang điểm MNA-SF. Thang điểm MNA-SF có thể phát hiện sớm những thay đổi về tình trạng dinh dưỡng, từ đó có can thiệp kịp thời về dinh dưỡng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dinh dưỡng, bệnh nhân Parkinson, thang điểm MNA-SF
Tài liệu tham khảo
2. James S.L., Abate D., Abate K.H., et al. (2018). Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The Lancet, 392(10159), 1789–1858.
3. Nguyễn Thi Hùng (2011). Nghiên cứu tình trạng vitamin D trong huyết thanh của bệnh nhân parkinson. Tạp chí Hội thần kinh học Việt Nam.
4. Pringsheim, Tamara, Nathalie Jette, Alexandra Frolkis, và Thomas D.L. Steeves. “The Prevalence of Parkinson’s Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis: PD PREVALENCE”. Movement Disorders 29, 13 (2014): 1583–90.
5. Nguyễn Thế Anh (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm chức năng nhận thức ở bệnh nhân Parkinson cao tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Khánh (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng của triệu chứng vận động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nộ.
7. Phan Thanh Luân (2014). Điều tra tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viên Lão khoa Trung Ương năm 2014. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
8. Tomic, Svetlana, Vlasta Pekic, Zeljka Popijac, Tomislav Pucic, Marta Petek, Tihana Gilman Kuric, Sanja Misevic, và Ruzica Palic Kramaric. “What Increases the Risk of Malnutrition in Parkinson’s Disease?” Journal of the Neurological Sciences 375 (2017): 235–38.