KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP CỬA MŨI SAU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hẹp cửa mũi sau là một bệnh lý hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng tắc một phần hoặc hoàn toàn lỗ thông khoang mũi và họng mũi. Phẫu thuật tạo hình cửa mũi sau là cần thiết để đảm bảo sự thông khí đầy đủ của đường hô hấp trên cho trẻ. Việc phân loại bệnh lý hẹp cửa mũi sau, bản chất màng bịt, và các phương pháp điều trị khác nhau ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng của bệnh nhi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả được thực hiện trên 18 bệnh nhi được chẩn đoán hẹp cửa mũi sau tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2018 đến năm 2023. Kết quả: Hẹp cửa mũi sau hai bên chiếm ưu thế (72,2%) gấp 2,6 lần tỷ lệ hẹp cửa mũi sau một bên; trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm hẹp hai bên (46,2%), nhóm hẹp cửa mũi sau một bên chủ yếu từ nhũ nhi và trên 2 tuổi; số lượng bệnh nhi nam và nữ tương đương nhau; trẻ hẹp cửa mũi sau hai bên có 46,2% có dị tật đi kèm (chủ yếu là bất thường sọ mặt và tim); 69,2% nhóm hẹp cửa mũi sau hai bên ghi nhận khó thở, trong khi nhóm hẹp một bên không có dấu hiệu này; cấp cứu đường thở không ghi nhận ở nhóm hẹp một bên, trong khi nhóm hẹp hai bên có 7,7% cần đặt nội khí quản, 23,1% cần đặt nội khí quản và mở khí quản; 53,8% trẻ hẹp hai bên cần phẫu thuật trên 2 lần, trong khi ở nhóm hẹp một bên, đa số chỉ cần phẫu thuật 1 lần (60%); 23,1% trẻ hẹp hai bên có biến chứng chảy máu sau phẫu thuật. Kết luận: Nhóm hẹp cửa mũi sau hai bên thường có tỷ lệ dị tật đi kèm, khó thở và tái phát cao hơn nhóm còn lại. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu vẫn là soi nong mũi sau kết hợp việc sử dụng bộ cắt hút. Mặc dù biến chứng chảy máu ghi nhận không đáng kể, tuy nhiên, khả năng tái hẹp tương đối cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp cửa mũi sau một bên, hẹp cửa mũi sau hai bên, soi nong cửa mũi sau.
Tài liệu tham khảo


2. Potsic W, Cotton T, Handler S, Zur K. Surgical Pediatric Otolaryngology. 2nd ed. Thieme; 2016.

3. Samadi DS, Shah UK, Handler SD. Choanal atresia: a twenty-year review of medical comorbidities and surgical outcomes. Laryngoscope. 2003; 113(2):254-258. doi:10. 1097/ 00005537-200302000-00011


4. Hengerer AS, Strome M. Choanal atresia: A new embryologic theory and its influence on surgical management. Laryngoscope. 1982;92(8): 913- 921. doi:10.1288/ 00005537-198208000-00012


5. Manica D, Schweiger C, Netto CCS, Kuhl G. Retrospective study of a series of choanal atresia patients. Int Arch Otorhinolaryngol. 2014;18(1):2-5. doi:10.1055/ S-0033-1358581/ID/JR1667OA-14/BIB


6. Burrow TA, Saal HM, De Alarcon A, Martin LJ, Cotton RT, Hopkin RJ. Characterization of congenital anomalies in individuals with choanal atresia. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2009; 135(6):543-547. doi:10.1001/ARCHOTO.2009.53

