VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN RÁCH CHÓP XOAY KHỚP VAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rách chóp xoay (RCX) là nguyên nhân phổ biến gây đau vai và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chẩn đoán chính xác RCX là yếu tố quan trọng trong việc quyết định điều trị và cộng hưởng từ (CHT) ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng cung cấp hình ảnh chi tiết về tổn thương gân cơ. Mục tiêu: Đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán rách chóp xoay. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 45 bệnh nhân bị rách chóp xoay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2023 đến tháng 01/2024. Tất cả bệnh nhân đều được chụp CHT và phẫu thuật nội soi để so sánh kết quả chẩn đoán. Kết quả: CHT cho kết quả tương đồng với phẫu thuật nội soi trong việc chẩn đoán rách toàn bộ bề dày và bán phần, với kích thước vết rách trung bình trên CHT là 3,8 cm và trên nội soi là 3,93 cm. CHT cũng giúp phát hiện các yếu tố liên quan như thoái hóa mỡ và co rút gân. Bàn luận: Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng CHT là công cụ hiệu quả trong chẩn đoán RCX, đặc biệt là trong việc xác định kích thước và mức độ tổn thương. Tuy nhiên, CHT có thể gặp hạn chế trong việc phát hiện một số tổn thương nhỏ, và sự phối hợp với các phương pháp khác như nội soi là cần thiết để đạt được chẩn đoán chính xác nhất. Kết luận: Cộng hưởng từ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán rách chóp xoay, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Việc kết hợp CHT và nội soi sẽ tối ưu hóa hiệu quả chẩn đoán và điều trị RCX.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rách chóp xoay, cộng hưởng từ.
Tài liệu tham khảo

2. Fazal Gafoor, H., Jose, G. A., and Mampalli Narayanan, B. (2023), "Role of Magnetic Resonance Imaging (MRI) in the Diagnosis of Rotator Cuff Injuries and Correlation With Arthroscopy Findings", Cureus. 15(12), p. e50103.

3. Gowda, Chiranjeevi S, Mirza, Kiyana, and Galagali, Dev A (2024), "Rotator Cuff Tears: Correlation Between Clinical Examination, Magnetic Resonance Imaging and Arthroscopy", Cureus. 16(3).

4. Sharma, G., et al. (2017), "MR Imaging of Rotator Cuff Tears: Correlation with Arthroscopy", J Clin Diagn Res. 11(5), pp. Tc24-tc27.

5. Wang, Y., et al. (2024), "The value of combined ultrasound contrast arthrography and subacromial-subdeltoid bursography for detecting and differentiating the rotator cuff tear subtypes in patients with the uncertain rotator cuff tear", Eur Radiol. 34(5), pp. 3503-3512.
