ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm huyết học của bệnh nhân tăng bạch cầu ái toan tại khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019 - 2024. Đối tượng: 127 bệnh nhân bệnh nhân dưới 18 tuổi có ít nhất 2 lần xét nghiệm số lượng bạch cầu ái toan trong công thức máu > 1,5G/L và được theo dõi điều trị tại khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh. Kết quả: Xuất huyết dưới da, sốt và thiếu máu là các triệu chứng lâm sàng huyết học thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 23,6%, 15,7% và 12,6%. Biểu hiện bạch cầu ái toan hay thâm nhiễm vào các cơ quan hay gặp nhất là da và hệ tiêu hóa. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính giữa 2 nhóm bạch cầu ái toan tăng cao và rất cao là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Xét nghiệm tủy đồ thấy tỷ lệ các tế bào đầu dòng bạch cầu ái toan là khác nhau giữa hai nhóm này. Xét nghiệm độ ngưng tập tiểu cầu thấy chủ yếu là giảm ngưng tập với ADP và collagen (71,4%). Kết luận: Xuất huyết dưới da, sốt và thiếu máu lâm sàng là các triệu chứng huyết học phổ biến nhất. Bạch cầu ái toan thường thâm nhiễm vào da và hệ tiêu hóa. Số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính trong máu ngoại vi và tỷ lệ dòng bạch cầu ái toan trong tủy đồ là khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm bạch cầu ái toan tăng cao và rất cao. Giảm ngưng tập tiểu cầu với ADP, collagen là chủ yếu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bach cầu ái toan, huyết học, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tài liệu tham khảo


2. Xiaohong C, Yiping XU, Meiping LU. [Clinical characteristics and etiology of children with hypereosinophilia]. Zhejiang Xue Xue Bao Yi Xue Ban J Zhejiang Univ Med Sci. 2016;45(3):292-296. doi:10.3785/j.issn.1008-9292.2016.05.12


3. Shrestha S, Dongol SS, Shrestha NC, Shrestha RPB. Clinical and laboratory profile of children with eosinophilia at Dhulikhel hospital. Kathmandu Univ Med J KUMJ. 2012;10(38):58-62. doi:10.3126/kumj.v10i2.7346


4. Costagliola G, Marco SD, Comberiati P, et al. Practical Approach to Children Presenting with Eosinophila and Hypereosinophilia. http://www. eurekaselect.com. Accessed October 22, 2024. https://www.eurekaselect.com/article/ 102379

5. Makkar A, Rohtagi A, Goel A, et al. A Study of Clinical Profile and Spontaneous Course of Eosinophilia. JK Science: Journal of Medical Education & Research. 2005;7(4).

6. Flaum MA, Schooley RT, Fauci AS, Gralnick HR. A Clinicopathologic Correlation of the Idiopathic Hypereosinophilic Syndrome. I. Hematologic Manifestations. Blood. 1981;58(5): 1012-1020. doi:10.1182/blood.V58.5.1012.1012


7. Laosombat V, Wongchanchailert M, Sattayasevana B, Kietthubthew S, Wiriyasateinkul A. Acquired platelet dysfunction with eosinophilia in children in the south of Thailand. Platelets. 2001;12(1):5-14. doi:10.1080/ 09537100020031180

