ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan và mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh xơ cứng bì hệ thống tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 153 bệnh nhân được chẩn đoán mắc xơ cứng bì hệ thống theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2013 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024. Kết quả: Trong số 153 bệnh nhân, xơ cứng bì thể lan tỏa chiếm ưu thế với 57,4%, trong khi thể giới hạn chiếm 42,6%. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến bao gồm triệu chứng ở da: sưng nề (49,7%) và ngắn hãm lưỡi (39,2%), triệu chứng mạch máu: Raynaud (86%), sẹo rỗ đầu ngón (60,8%) và triệu chứng hô hấp (67%). Xơ phổi được ghi nhận ở 32,6% bệnh nhân qua phim HRCT, với giảm FVC (<80%) ở 72% bệnh nhân, 32,6% bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi. Tỉ lệ bệnh nhân có dương tính với ANA là 72% trong đó hình thái lắng đọng chủ yếu là Grainy like Scl-70 (46,3%), 72,5 % bệnh nhân có tự kháng thể Anti-topoimerase I. Kết quả phân tích cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc thể bệnh lan tỏa cao hơn, tuy nhiên không có mối liên quan rõ ràng giữa tuổi tác và thể bệnh. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn chi tiết về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh xơ cứng bì hệ thống tại Việt Nam. Kết quả này có thể giúp cải thiện quy trình chẩn đoán và điều trị, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh lý này tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xơ cứng bì hệ thống; triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; Bệnh viện Da liễu Trung ương
Tài liệu tham khảo

2. Phùng Thi Chuyên, Phạm Thị Minh Phương. Tổn thương phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;520(2).

3. Lê Hoàng V., Nguyễn Văn T. Mối liên quan giữa tuổi tác và bệnh xơ cứng bì hệ thống. Tạp chí Da liễu Việt Nam. 2019;15(3):40-7.

4. S. Abbot, D. Bossingham, S. Proudman, C. de Costa, A. Ho-Huynh. Risk factors for the development of systemic sclerosis: a systematic review of the literature. Rheumatology advances in practice. 2018;2(2):rky041.

5. Christopher P. Denton, Dinesh Khanna. Systemic sclerosis. The Lancet. 2017;390( 10103):1685-99.

6. A. Kowalska-Kępczyńska. Systemic Scleroderma-Definition, Clinical Picture and Laboratory Diagnostics. Journal of clinical medicine. 2022;11(9).

7. John D. Reveille. Ethnicity and race and systemic sclerosis: How it affects susceptibility, severity, antibody genetics, and clinical manifestations. Current Rheumatology Reports. 2003;5(2):160-7.

8. F. van den Hoogen, D. Khanna, J. Fransen, S. R. Johnson, M. Baron, A. Tyndall, et al. 2013 classification criteria for systemic sclerosis: an American college of rheumatology/European league against rheumatism collaborative initiative. Annals of the rheumatic diseases. 2013; 72(11):1747-55.
