KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU BÍT TÚI SA TRỰC TRÀNG CẢI TIẾN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG RA DO SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Thị Thu Vinh Nguyễn 1,, Xuân Hùng Nguyễn 2, Ngọc Dũng Trần 1, Quang Dũng Lưu 1, Đình Âu Hoàng 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng tức nghẽn đường ra (Osbtructed defecation syndrome-ODS) có nguyên nhân là những tổn thương cơ học tại vùng hậu môn trực tràng; trong đó sa trực tràng kiểu túi (Rectocel) là nguyên nhân thường gặp. Để xác định thương tổn này cần phải có phương tiện chẩn đoán hình ảnh là chụp cộng hưởng từ động học tống phân (MRI Defecography). Về điều trị, cần đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật khâu bít túi sa trực tràng cải tiến điều trị hội chứng tắc nghiẽn đường ra do sa trực tràng kiểu túi tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có hội chứng tắc nghẽn đường ra do sa trực tràng kiểu túi theo thang điểm Rome IV (2016) và thang điểm 5 tiêu chí của Adofo Renzi (2012); có kèm/ không kèm sa niêm trong trực tràng trên MRI defecography. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên sự cải thiện của triệu chứng theo Rome IV và thang điểm 5 tiêu chí của Adolfo Renzi. Phương pháp nghiên cứu mô tả loạt bệnh. Kết quả: Từ 01/2018 đến 12/2020, 30 ca được chẩn đoán và phẫu thuật khâu treo cải tiến tại Bệnh viện Đại học Y. Kết quả sau mổ rất tốt và tốt 80%, cải thiện 100% triệu chứng đại tiện khó phải rặn. Biến chứng sau mổ có 5/30 (16,7%) bệnh nhân bí tiểu sau mổ. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ động học tống phân là phương pháp chẩn đoán chính xác thương tổn sa trực tràng kiểu túi. Phẫu thuật khâu bít túi sa trực tràng cải tiến cho kết quả tốt, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hối, Dương Phước Hưng, Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2005). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị chứng táo bón do sa trực tràng kiểu túi. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh, 9, 10-16.
2. Nguyễn Trung Vinh (2015), Sàn chậu học, Nhà xuất bản Y học.
3. López A., Zetterström J., và Mellgren A.F. (2005). Defecography: A Swedish Perspective. Complex Anorectal Disorders: Investigation and Management. Springer, London, 199–216.
4. Renzi A., Brillantino A., Di Sarno G. và cộng sự. (2013). Five-Item Score for Obstructed Defecation Syndrome: Study of Validation. Surg Innov, 20(2), 119–125.
5. Renzi A., Talento P., Giardiello C. và cộng sự. (2008). Stapled trans-anal rectal resection (STARR) by a new dedicated device for the surgical treatment of obstructed defaecation syndrome caused by rectal intussusception and rectocele: early results of a multicenter prospective study. Int J Colorectal Dis, 23(10), 999–1005.
6. Simren M., Palsson O.S., và Whitehead W.E. (2017). Update on Rome IV Criteria for Colorectal Disorders: Implications for Clinical Practice. Curr Gastroenterol Rep, 19(4), 15.
7. Lembo A.và Camilleri M. (2003). Chronic Constipation. NEngl J Med, 349(14), 1360–1368.