ĐẶC ĐIỂM MÔ CỨNG TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA TRƯỚC ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SAI KHỚP CẮN LOẠI II TIỂU LOẠI 1 CÓ NHỔ BỐN RĂNG HÀM NHỎ

Lê Phương Thảo Đỗ 1,, Thị Thúy Hồng Võ 2, Thị Thu Phương Nguyễn 1
1 Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm mô cứng trên phim sọ nghiêng từ xa trước điều trị của bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dựa trên đo đạc phim sọ nghiêng từ xa trước điều trị của 31 bệnh nhân (21 nữ, 10 nam) sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đến tháng 6/2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 18,65 (11- 34). Tương quan xương hàm trên với nền sọ bình thường: góc SNA 83,74 ± 3,400. Xương hàm dưới lùi: góc SNB 77,13 ± 3,710, cằm lùi: góc NPog- FH 85,23 ± 3,750. Góc mặt phẳng hàm dưới lớn hơn bình thường, bệnh nhân có hướng phát triển theo chiều dọc. Góc ANB 6,580, chỉ số Wits 2,73 mm lớn hơn bình thường chứng tỏ có sự bất cân xứng hai xương hàm theo chiều trước sau. Răng cửa trên và dưới ngả ra trước rất nhiều so với nền sọ, mặt phẳng hàm trên và hàm dưới. Góc liên trục răng cửa 109,79 ± 8,080 nhỏ hơn bình thường cho cho thấy vẩu răng cửa hai hàm. Độ cắn chìa lớn 5,75 ± 3,08mm. Kết luận: Bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ có góc SNA bình thường, góc SNB nhỏ hơn bình thường, cằm lùi, góc ANB và chỉ số Wits tăng. Xu hướng phát triển theo hướng mở. Răng cửa hai hàm ngả trước và nằm ở vị trí ra trước, vẩu răng cửa hai hàm. Độ cắn chìa lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park IC, Bowman D, Klapper L. A cephalometric study of Korean adults. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 1989;96(1):54-59. doi:10.1016/0889-5406(89)90229-1
2. Lim H-J, Ko K-T, Hwang H-S. Esthetic impact of premolar extraction and nonextraction treatments on Korean borderline patients. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 2008;133(4):524-531.
3. Guo Y, Han X, Xu H, Ai D, Zeng H, Bai D. Morphological characteristics influencing the orthodontic extraction strategies for Angle’s class II division 1 malocclusions. Progress in orthodontics. 2014;15(1):1-7.
4. Kuroda S, Yamada K, Deguchi T, Kyung H-M, Takano-Yamamoto T. Class II malocclusion treated with miniscrew anchorage: comparison with traditional orthodontic mechanics outcomes. American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics. 2009;135(3):302-309.
5. Sivakumar A, Nalabothu P, Thanh HN, Antonarakis GS. A Comparison of Craniofacial Characteristics between Two Different Adult Populations with Class II Malocclusion-A Cross-Sectional Retrospective Study. Biology (Basel). 2021;10(5):438. doi:10.3390/biology10050438
6. Fushima K, Kitamura Y, Mita H, et al. Significance of the cant of the posterior occlusal plane in Class II division I malocclusions. The European Journal of Orthodontics. 1996;18(1):27-40.
7. Staley RN, Stuntz WR, Peterson LC. A comparison of arch widths in adults with normal occlusion and adults with Class II, Division 1 malocclusion. American journal of orthodontics. 1985;88(2):163-169.
8. Pancherz H, Zieber K, Hoyer B. Cephalometric characteristics of Class II division 1 and Class II division 2 malocclusions: a comparative study in children. The Angle Orthodontist. 1997;67(2):111-120.