PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2024

Nguyễn Thích Thiện1,, Mai Minh Huy1, Nguyễn Nhật Quang2, Nguyễn Hữu Thuận1
1 Trường Đại học Nam Cần Thơ
2 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, tỷ lệ viêm phổi có xu hướng tăng đặc biệt là ở trẻ em. Viêm phổi không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm bệnh này, cao hơn cả tỷ lệ tử vong do AIDS và sốt rét cộng lại. Mục tiêu: Khảo sát tình hình và phân tích tính hợp lý của kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 301 hồ sơ bệnh án nội trú của trẻ em điều trị viêm phổi tại Khoa Hô hấp, có sử dụng kháng sinh và có ngày ra viện trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/06/2024. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 2016 và SPSS 20.0. Kết quả: Trong số 301 hồ sơ bệnh án, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (42,5%), tiếp đến là nhóm từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi (39,9%). Trong đó, số ca viêm phổi nặng chiếm 12%, số ca điều trị có bệnh mắc kèm là 16,6%. Về sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 được dùng nhiều nhất với 57,8%, trong đó Cefotaxim được dùng phổ biến nhất với 51,8%. Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp đơn trị liệu (66,4%), với thời gian điều trị phổ biến từ 6-10 ngày (63,5%). Dựa trên Bộ tiêu chí phân tích tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh cho thấy lựa chọn kháng sinh phù hợp đạt 92,4%, liều dùng kháng sinh hợp lý là 87,7%, nhịp đưa liều phù hợp là 97%. Kết quả điều trị ghi nhận được có 99% bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng khỏi bệnh và đỡ, giảm. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ lựa chọn kháng sinh phù hợp đạt 81,4% và có 18,6% trường hợp vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về tính hợp lý. Kết luận: Mặc dù tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý đạt 81,4%, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và các chuyên gia y tế trong việc tối ưu hóa phác đồ điều trị, cải thiện việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý  và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 708/QĐ-BYT. Quyết định vể việc ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh. 2015.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 3312/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. 2015.
3. Nguyễn Trần Kim Ngọc. Tình hình sử dụng kháng sinh kinh nghiệm trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024;75:158-165.
4. Nguyễn Đặng Bảo Trân. Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng cho trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Khoa nhi, bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024;74:195-202.
5. Nguyễn Thị Trúc Linh. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019-2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;37:41-47.
6. Dustin K. Community-Acquired Pneumonia in Children: Rapid Evidence Review. 2021;104(6): 618-625.
7. Kinimi L, Shinde, SS, Rao NM. Management of Children with Community-acquired Pneumonia: A Review of Literature. 2020;2(3):99-106.
8. Yan NL. Infection and co-infection patterns of community-acquired pneumonia in patients of different ages in China from 2009 to 2020: a national surveillance study. 2023;4(5):330-339.