KẾT QUẢ LIỀN VẾT THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT U NÃO ĐÃ XẠ TRỊ

Nguyễn Đức Liên1,2,, Nguyễn Thị Cẩm Vân1
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả liền vết thương ở bệnh nhân sau phẫu thuật u não đã xạ trị. Đối tương, phương pháp: Gồm các bệnh nhân được phẫu thuật sọ não tại bệnh viện K từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023. Bệnh nhân có tiền sử xạ trị hoặc hóa xạ trị tại sọ não (trùng vị trí dự kiến phẫu thuật). Tình trạng toàn thân tốt (Karnofsky trên 70 điểm). Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số 30 bệnh nhân, tuổi trung bình: 42±15,4, nhỏ nhất là 16 tuổi, cao nhất là 73 tuổi. Nam giới 14/30 bệnh nhân (47,7%), nữ giới (53,3%). Tất cả các bệnh nhân đã được chiếu xạ vùng phẫu thuật (100%), có 23/30 bệnh nhân (76,7%) bệnh nhân u thần kinh đệm ác tính tái phát, và 6/30 bệnh nhân ung thư di căn não (20%). Kết quả liền vết thương: 73,3% liền vết thương tốt, 20% chậm liền vết thương, không liền vết thương và hoại tử da (6,7%). Nhóm phẫu thuật sau xạ trị 12 tuần (chiếm 63,3%) có tỷ lệ liền vết thương tốt là 18/19 bệnh nhân, có 1 bệnh nhân liền chậm vết thương. Nhóm bệnh nhân phẫu thuật ở thời điểm dưới 12 tuần sau xạ trị (chiếm 36,7%) có kết quả liền vết thương tốt là 4 bệnh nhân (13,3%), liền chậm trong 3-4 tuần (16,7%), có 2 bệnh nhân không liền vết thương do hoại tử da vùng chiếu xạ, lộ xương sọ (6,7%). Kết luận: thời điểm phẫu thuật trong vòng 12 tuần sau xạ trị các khối u não ảnh hưởng đến kết quả liền vết thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Stone H. B., Coleman C. N., Anscher M. S., and McBride W. H., Effects of radiation on normal tissue: consequences and mechanisms, The Lancet Oncology (2003) 4, no. 9, 529–536.
2. Stubblefield M. D., Radiation fibrosis syndrome: neuromuscular and musculoskeletal complications in cancer survivors. PM & R.(2011) 3, no. 11, 1041–1054.
3. Marx R. E., Osteoradionecrosis: a new concept of its pathophysiology. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. (1983) 41, no. 5, 283–288.
4. Payne WG, Naidu DK, Wheeler CK, Barkoe D, Mentis M, Salas RE, Smith DJ Jr, Robson MC. Wound healing in patients with cancer. Eplasty. 2008 Jan 11;8:e9. PMID: 18264518; PMCID: PMC2206003.
5. Vargas E, Mummaneni PV, Rivera J, Huang J, Berven SH, Braunstein SE, Chou D. Wound complications in metastatic spine tumor patients with and without preoperative radiation. J Neurosurg Spine. 2022 Sep 30;38(2):265-270. doi: 10.3171/ 2022.8. SPINE22757. PMID: 36461846.
6. Mendelsohn, Felicia A., et al. Wound care after radiation therapy. Advances in skin & wound care 15.5 (2002): 216-224.
7. Iblher N., Ziegler M. C., Penna V., Eisenhardt S. U., Stark G. B., and Bannasch H., An algorithm for oncologic scalp reconstruction. Plastic and Reconstructive Surgery, 2010, 126, no. 2, 450–459, https://doi. org/10.1097/PRS.0b013e3181e09515, 2-s2.0-77955364170, 20679829.
8. Janus J. R., Peck B. W., Tombers N. M., Price D. L., and Moore E. J., Complications after oncologic scalp reconstruction: a 139-patient series and treatment algorithm. The Laryngoscope. (2015) 125, no. 3, 582–588.
9. Nguyen M. T., Billington A., and Habal M. B., Osteoradionecrosis of the skull after radiation therapy for invasive carcinoma. The Journal of Craniofacial Surgery. (2011) 22, no. 5, 1677–1681, https://doi.org/10.1097/SCS.0b013e 31822e5f83, 2-s2.0-80053525800, 21959411.
10. Kim, Jinhyun, Ahn, Kyung Chan, Chang, Hak, Jeong, Jae Hoon, Pak, Changsik John, Kim, Byung Jun, Surgical Treatment of Radiation-Induced Late-Onset Scalp Wound in Patients Who Underwent Brain Tumor Surgery: Lessons from a Case Series. BioMed Research International, 2022, 3541254, 7 pages.