ĐÁNH GIÁ KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT KHÚC XẠ GIÁC MẠC TẠI BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN - HÀ NỘI

Ngô Thị Lan1,, Bùi Thị Vân Anh2,3
1 Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội
3 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng khô mắt ở bệnh nhân sau phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả tiến cứu trên 158 mắt của 79 bệnh nhân được phẫu thuật khúc xạ bằng laser. Tình trạng khô mắt được khảo sát bằng Bảng câu hỏi Chỉ số bề mặt nhãn cầu (OSDI) và bằng các nghiệm pháp Schirmer test I, Schirmer test II, thời gian vỡ màng phim nước mắt (FBUT) và chiều cao liềm nước mắt. Tiêu chuẩn xác định khô mắt dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Khô mắt Châu Á với thang điểm OSDI bằng hoặc lớn hơn 13 điểm. Các bệnh nhân được khảo sát tình trạng khô mắt vào các thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Tỷ lệ khô mắt sau phẫu thuật tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 38,3%, 86,1%, 63,0% và 38,2%. Schirmer test I tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật lần lượt là 13,7 ± 4,8 (mm), 9,0 ± 5,7 (mm), 10,7 ± 5,0 (mm) và 14,3 ± 5,1 (mm). Schirmer test II tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật lần lượt là 4,3 ± 2,5 (mm), 5,3 ± 2,5 (mm), 8,1 ± 3,8 (mm), 8,1 ± 3,9 (mm). FBUT tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật lần lượt là 5,2 ± 1,5 (giây), 3,8 ± 1,3 (giây), 4,9 ± 1,2 (giây), 5,5 ± 1,6 (giây). Kết luận: Tình trạng khô mắt tăng cao nhất tại thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật. Sau đó, tình trạng khô mắt giảm dần và trở về tương đương giá trị trước phẫu thuật. Qua đó cho thấy tình trạng khô mắt chỉ biểu hiện thoáng qua và không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của phẫu thuật khúc xạ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bourne RR, Stevens GA, White RA, Smith JL, Flaxman SR, Price H, Jonas JB, Keeffe J, Leasher J, Naidoo K, Pesudovs K, Resnikoff S, Taylor HR; Vision Loss Expert Group. Causes of vision loss worldwide, 1990-2010: a systematic analysis. Lancet Glob Health. 2013 Dec;1(6):e339-49
2. Toda I. Dry Eye After LASIK. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2018 Nov 1;59(14):DES109-DES115.
3. Yu J, Asche CV, Fairchild CJ. The economic burden of dry eye disease in the United States: a decision tree analysis. Cornea. 2011 Apr;30(4):379-87.
4. Mäkinen P, Nättinen J, Aapola U, Pietilä J, Uusitalo H. Comparison of early changes in tear film protein profiles after small incision lenticule extraction (SMILE) and femtosecond LASIK (FS-LASIK) surgery. Clin Proteom. 2024;21(1):11.
5. Tay E, Bajpai R. Visual recovery after small incision lenticule extraction (SMILE) in relation to pre-operative spherical equivalent. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2021;259(4):1053-1060.
6. Gao S, Li S, Liu L, et al. Early Changes in Ocular Surface and Tear Inflammatory Mediators after Small-Incision Lenticule Extraction and Femtosecond Laser-Assisted Laser In Situ Keratomileusis. Taylor AW, ed. PLoS ONE. 2014;9(9):e107370.
7. Quỳnh ĐTN, Hoa NQ, Sơn CH, Thanh PD, Dương ĐTÁ, Nhu ĐĐ. Sự thay đổi độ dày giác mạc trung tâm sau phẫu thuật SMILE. YHCĐ. 2023;64(6)
8. Sekundo W, ed. Small Incision Lenticule Extraction (SMILE): Principles, Techniques, Complication Management, and Future Concepts. Springer International Publishing; 2015.
9. Tsai T, Alwees M, Rost A, et al. Changes of Subjective Symptoms and Tear Film Biomarkers following Femto-LASIK. Int J Mol Sci. Published online 2022.
10. Cui G. Changes of dry eye parameters after small incision lenticule extraction surgery in patients with different ocular surface disease index scores. Scientific Reports. Published online 2024.