KHẢO SÁT ĐỘ LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH, TỶ SỐ ALBUMIN/CREATININE NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN

Nguyễn Nhật Trường1, Nguyễn Thị Hồng Chuyên2,, Văn Thế Trung2
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố
2 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định độ lọc cầu thận ước tính (eGFR), tỷ số albumin/creatinine niệu (ACR) và đánh giá mối liên quan giữa eGFR và ACR với các đặc điểm lâm sàng và ure huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 54 bệnh nhân vảy nến. Kết quả: eGFR trung bình theo công thức CKD-EPI là 85,02 ± 14,77 mL/phút/1,73m2. ACR trung vị là 4,76 (2,91-14,18) mg/g. Có mối liên quan giữa eGFR với tuổi, tình trạng hút thuốc lá, độ nặng của vảy nến theo PASI (Psoriasis Area And Severity Index), ure huyết thanh. Có mối liên quan giữa ACR với tuổi, độ nặng của vảy nến theo PASI. Kết luận: Tình trạng suy giảm chức năng thận xảy ra ở bệnh nhân vảy nến cao tuổi, có hút thuốc lá, vảy nến mức độ nặng. Ure huyết thanh tăng khi độ lọc cầu thận giảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Hà (2020). Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bae EH, Kim B, Song SH, et al (2021). Proteinuria and Psoriasis Risk: A Nationwide Population-Based Study. Journal of Clinical Medicine, 10(11):2356.
3. Chiu HY, Huang HL, Li CH, et al (2015). Increased risk of glomerulonephritis and chronic kidney disease in relation to the severity of psoriasis, concomitant medication, and comorbidity: a nationwide population‐based cohort study. British Journal of Dermatology, 173(1):146-154.
4. Farag AGA, Elshayeb EI, Habib MS, et al (2018). Endocan: a reliable biomarker for renal impairment in psoriasis vulgaris patients. EJPMR, 5(6):120-129.
5. Hafez OS, Farrag SA, Ayoub HS, et al (2020). Effect of Tobbaco Smoking Active and Passive on The Kidney Functions. Al-Azhar International Medical Journal, 1(9):261-264.
6. Kaur I, Gandhi V, Raizada A, et al (2020). Psoriatic nephropathy and its correlation with hs-CRP: A case control study. Indian Dermatology Online Journal, 11(1):29-34.
7. Munera-Campos M, Ferrándiz C, Mateo L, et al (2021). Prevalence and stages of chronic kidney disease in psoriasis and psoriatic arthritis: A cross-sectional study. Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology, 1-4.
8. Ren F, Zhang M, Hao L, et al (2017). Kidney involvement in psoriasis: a case–control study from China. International urology and nephrology, 49(11):1999-2003.