ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Văn Thái1,2, Phạm Cẩm Phương1,2,3,, Nguyễn Văn Sơn3, Mai Trọng Khoa1,2,3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét tình trạng di căn hạch và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 104 bệnh nhân ung thư dạ dày đã được phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 1/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 104 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy có 70 bệnh nhân là nam (67,3%), 34 bệnh nhân là nữ (32,7%), thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt nhóm trên 60 tuổi (chiếm 75%), với độ tuổi trung bình 64,9 ± 11,4. 100% bệnh nhân có mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến (100%). Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là cắt dạ dày bán phần (chiếm 87,5%) so với 12,5% bệnh nhân cắt dạ dày toàn bộ. Trong số 104 bệnh nhân, có 72 bệnh nhân có di căn hạch (chiếm 69,2%), trong đó giai đoạn N3 chiếm tỉ lệ cao nhất (29,7%). Trong số các bệnh nhân Tis, T1 thì không có bệnh nhân nào di căn hạch. Nhưng với nhóm T2, tỷ lệ di căn hạch là 11/17 (64,7%), với nhóm T3 là 19/26 (73,1%), với nhóm T4 là 9/11 (81,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Tỷ lệ di căn hạch ở nhóm biệt hóa kém là 45/53 bệnh nhân, chiếm 84,9%, cao hơn hẳn so với nhóm biệt hóa vừa (26/49 bệnh nhân, chiếm 53,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Kết luận: Tỉ lệ di căn hạch là 69,2% (72/104 bệnh nhân), trong đó N1 là 13,5%; N2 là 26,0%; N3 là 29,7%. Mức độ xâm lấn khối u, thể mô bệnh học, mức độ biệt hóa của tế bào là các yếu tố liên quan đến tình trạng di căn hạch. Mức độ xâm lấn càng sâu, độ biệt hóa tế bào càng kém thì tỷ lệ di căn hạch vùng càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hyuna Sung, Jacques Ferlay, Rebecca L Siegel et al (2020). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. Ca Cancer J Clin 0:1-41.
2. Abe N, Watanabe T, Suzuki K, Machida H, Toda H, Nakaya Y, Masaki T, Mori T, Sugiyama M, Atomi Y (2002). Risk factors predictive of lymph node metastasis in depressed early gastric cancer. Am J Surg. 2002;183:168–172.
3. Manfè AZ, Segalina P, Maffei Faccioli A (2000). Prognostic factors in gastric cancer. Our experience and review of the literature. Minerva Chir. 2000;55:299–305.
4. Takagane A, Terashima M, Abe K, Araya M, Irinoda T, Yonezawa H, Nakaya T, Inaba T, Oyama K, Fujiwara H, et al (1999). Evaluation of the ratio of lymph node metastasis as a prognostic factor in patients with gastric cancer. Gastric Cancer. 1999;2:122–128
5. Văn Bình P, Đình Tân T, Tiến Bình N (2022). Đánh giá tình trạng di căn hạch của ung thư dạ dày giai đoạn T1-T2 sau phẫu thuật triệt căn. Tạp chí y học Việt Nam, 511(2), 2022
6. Marchet A, Mocellin S, Ambrosi A, Morgagni P, Garcea D, Marrelli D, Roviello F, de Manzoni G, Minicozzi A, Natalini G, et al (2007). The ratio between metastatic and examined lymph nodes (N ratio) is an independent prognostic factor in gastric cancer regardless of the type of lymphadenectomy: results from an Italian multicentric study in 1853 patients. Ann Surg. 2007;245:543–552.
7. Symeonidis D, Diamantis A, E Magouliotis D, Tepetes K (2020). Lymph node harvesting in gastric cancer: the crucial role of t stage. J Buon. 2020 Jan-Feb;25(1):319-323. PMID: 32277649.
8. Zhou P, Sun X, Zeng L, Zeng X, Xie G, Liu X, Tao K, Zhang P (2024). Lymph node ratio is a prognostic indicator for locally advanced gastric cancer after neoadjuvant immunochemotherapy. BMC Gastroenterol. 2024 Oct 19;24(1):371. doi: 10.1186/s12876-024-03462-x. PMID: 39427177.
9. Vũ Hải (2009). Nghiên cứu chỉ định các phương pháp phẫu thuật, hóa chất bổ trợ và đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện K. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
10. Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị ung thư dạ dày, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y, Hà Nội.