HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT APHTHOUS TÁI DIỄN CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA LASER NĂNG LƯỢNG THẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Liệu pháp laser năng lượng thấp hiện được coi như một lựa chọn điều trị hứa hẹn nhờ vào tính chất ít xâm lấn và hiệu quả cao trong điều trị loét aphthous tái diễn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 48 người bệnh bị loét aphtous tái diễn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm kỹ thuật cao Răng – Hàm – Mặt từ tháng 7/2023 đến tháng 10/2024. Người bệnh được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm điều trị bằng laser năng lượng thấp và nhóm điều trị bằng gel triamcinolone. Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 38,1 ± 12,9 tuổi. Người bệnh trong nghiên cứu chủ yếu là nữ, chiếm 60,4%. Số lượng vết loét trung bình trên mỗi người bệnh là 1,6 ± 0,8. Kích thước trung bình của tổn thương là 5.1 ± 1.6 mm. Đa số người bệnh có điểm đau NRS từ 4-5 (chiếm 64,6%). Nhóm điều trị bằng laser trải nghiệm giảm đau đáng kể hơn so với nhóm điều trị bằng triamcinolone, đặc biệt trong 3 ngày đầu điều trị. Thời gian lành thương: Cả hai nhóm đều lành hoàn toàn sau 14 ngày, nhưng nhóm điều trị bằng laser cho thấy tốc độ lành thương nhanh hơn. Kết luận: Liệu pháp laser năng lượng thấp là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị loét aphthous tái diễn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
laser năng lượng thấp, loét aphthous, giảm đau.
Tài liệu tham khảo

2. Natah, S., et al., Recurrent aphthous ulcers today: a review of the growing knowledge. 2004. 33(3): p. 221-234.

3. McCartan, B.E. and A. Sullivan, The association of menstrual cycle, pregnancy, and menopause with recurrent oral aphthous stomatitis: a review and critique. Obstet Gynecol., 1992. 80(3 Pt 1): p. 455-8.

4. Albrektson, M., L. Hedstrom, and H. Bergh, Recurrent aphthous stomatitis and pain management with low-level laser therapy: a randomized controlled trial. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol, 2014. 117(5): p. 590-4.

5. Hussein, H., et al., Low-level diode laser therapy (LLLT) versus topical corticosteroids in the management of recurrent aphthous stomatitis patients. a randomized controlled trial. 2021. 3(4): p. 200-210.

6. Singh, M., A Comparative Study For Assessment Of Pain Relief In Recurrent Aphthous Ulcer By Use Of Diode Laser &Triamcinolone Acetinide 0.1% Therapy. 2022, Bbdcods.

7. Lalabonova, H. and H. Daskalov, Clinical assessment of the therapeutic effect of low-level laser therapy on chronic recurrent aphthous stomatitis. Biotechnology, Biotechnological Equipment, 2014. 28(5): p. 929-933.

8. Verma, S.K., et al., Laser in dentistry: An innovative tool in modern dental practice. 2012. 3(2): p. 124-132.
