TÌNH TRẠNG FOLATE Ở SẢN PHỤ MANG THAI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024

Nguyễn Thụy Thúy Ái1, Phạm Thị Ngọc Nga2, Nguyễn Ngọc Phương Anh1, Nguyễn Xuân Thảo1, Lê Thị Kim Định1, Nguyễn Hữu Chường2,
1 Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc thiếu hụt quá nhiều hay sự gia tăng nồng độ folate cao trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng Folate ở sản phụ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 114 sản phụ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Có 58 sản phụ (50,9%) ghi nhận tình trạng tăng nồng độ folate với nồng độ folate trung bình là 29,92 ± 3,44. Nồng độ folate ở 3 tháng cuối thai kỳ (24,56 ± 8,48) cao hơn 3 tháng giữa thai kỳ (21,31 ± 7,89) và sự gia tăng nồng độ folate này được ghi nhận có ý nghĩa thống kê với p<0,039. Kết luận: Sản phụ đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu có xu hướng gia tăng nồng độ folate trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Institute of Medicine (US) Standing Committee on the Scientific Evaluation of Dietary Reference Intakes and its Panel on Folate, Other B Vitamins, and Choline (1998), Dietary Reference Intakes for Thiamin, Riboflavin, Niacin, Vitamin B6, Folate, Vitamin B12, Pantothenic Acid, Biotin, and Choline. Washington (DC): National Academies Press (US); PMID: 23193625.
2. Yajnik C.S., Deshpande S.S., Jackson A.A., et al (2008), Vitamin B12 and folate concentrations during pregnancy and insulin resistance in the offspring: the Pune Maternal Nutrition Study. Diabetologia;51(1):29-38. Doi: 10.1007/s00125-007-0793-y.
3. WHO (2012). Guideline daily iron and acid folic supplementation in pregnant women. 2012.
4. Liu P.J., Liu Y., Ma L., Yao A.M., et al (2020), Associations Between Gestational Diabetes Mellitus Risk and Folate Status in Early Pregnancy and MTHFR C677T Polymorphisms in Chinese Women. Diabetes Metab Syndr Obes; 5;13:1499-1507. Doi: 10.2147/DMSO.S250279.
5. Abbassi-Ghanavati M, Greer LG, Cunningham FG. (2009), Pregnancy and laboratory studies: a reference table for clinicians. Obstet Gynecol; 114(6):1326-31.
6. Lộ, Thị Thuỳ Linh, and Thanh Tùng Lê (2023), "Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng sắt và acid folic của thai phụ tại Khoa sản Bệnh viện E năm 2022". Tạp chí Khoa học Điều dưỡng; 6.02: 33-40. https://doi.org/10.54436/ jns.2023.02.602.
7. Nguyễn, T. L. P., Phạm, V. M., & Lê, V. L. (2023). Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh Tỉnh Đồng Nai năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ; 62: 38-43. https://doi.org/10.58490/ ctump.2023i62.1273