ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG MŨI, XOANG QUA GIÁM ĐỊNH PHÁP Y THƯƠNG TÍCH

Đức Nhự Nguyễn 1,, Anh Tuấn Trần 1
1 Viện Pháp y quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương ở các trường hợp chấn thương mũi, xoang qua giám định pháp y thương tích. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 98 trường hợp chấn thương mũi, xoang được giám định xác định tỷ lệ thương tích tại Viện Pháp y quốc gia từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2020. Kết quả nghiên cứu: Gãy xương mũi chiếm tỷ lệ cao nhất 56,12%, tổn thương xoang chiếm 35,71%, sẹo phần mềm chiếm 25,51%, vẹo vách ngăn mũi chiếm 14,29%, kết hợp sẹo và tổn thương mũi xoang 4,08%, tổn thương mũi, xoang với các tổn thương khác 21,43%. Có 85,71% không có di chứng liên quan đến chức năng mũi, xoang chiếm tỷ lệ cao nhất, ảnh hưởng đến hạn chế mức độ thở là 3,06%, viêm mũi xoang 6,12%, di chứng khác là 5,10%. Kết quả phát hiện tổn thương trùng hợp với chẩn đoán của bệnh viện là 84,69%, không trùng hợp là 15,31%. Vật gây thương tích do vật tày chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,92%, vật sắc, nhọn chiếm 13,27%, hỏa khí 1,02%, không rõ vật gây thương tích là 3,06%, không yêu cầu giám định vật gây thương tích là 36,73%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thanh (2012). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và lâm sàng chấn thương tai mũi họng tại bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y dược học Quân sự, 153-160, số 2-2012.
2. Thông tư số 20/2014/TT- BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế.
3. Thông tư số 22/2019/TT- BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế.
4. Nguyễn Hữu Khôi (2005). Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ của gãy xương chính mũi do chấn thương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 9, (1), 2005.