KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH - NẶNG BẰNG LỌC MÁU TÍCH CỰC Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 5

Nguyễn Như Nghĩa1,, Lâm Thị Thu Ba2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: So với lọc máu thông thường thì liệu pháp lọc máu tích cực cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của lọc máu tích cực đối với bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) do BTM giai đoạn 5. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị tăng ALĐMP mức độ trung bình - nặng bằng lọc máu tích cực ở bệnh nhân BTM giai đoạn 5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân BTM giai đoạn 5 đang được lọc máu định kỳ được chẩn đoán tăng ALĐMP mức độ trung bình - nặng tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 44,37 ± 12,94 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/1,2. Phần lớn bệnh nhân có thời gian lọc máu ≥ 5 năm (68,6%). Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (62,9%). Tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 là hai bệnh lý đi kèm rất thường gặp. ALĐMP tâm thu trung bình là 53,86 ± 11,77 mmHg trước điều trị, sau khi lọc máu, giá trị này giảm xuống còn 43,97 ± 17,04 mmHg (p = 0,001). Triệu chứng khó thở giảm từ 50,0% xuống 23,9%, phù giảm từ 73,9% xuống 34,8% (p < 0,001) và đau ngực giảm từ 21,7% xuống 6,5% (p = 0,016). Trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ điều trị thành công chung và tỷ lệ tai biến lần lượt là 65,7% và 37,0%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng hỗ trợ rằng lọc máu tích cực là một liệu pháp tiềm năng trong điều trị tăng ALĐMP ở bệnh nhân BTM giai đoạn 5, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân trung bình - nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Thanh Hữu, Tăng Văn Mến. Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024; 73:16-23.
2. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Thành. Nghiên cứu sự biến đổi huyết áp trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 500(1):60-63.
3. Akiash N., Ahmadi Halili S., Darabi F., Moradi M. The effect of intensive hemodialysis on pulmonary arterial pressure and left ventricular systolic function in patients with end-stage renal disease; a prospective clinical trial. J Renal Inj Prev. 2021; 10(3):e22.
4. Chan C.T., Liu P.P., Arab S., Jamal N., Messner H.A. Nocturnal hemodialysis improves erythropoietin responsiveness and growth of hematopoietic stem cells. J Am Soc Nephrol. 2009; 20(3): 665-671.
5. Faqih S.A., Noto-Kadou-Kaza B., Abouamrane L.M., et al. Pulmonary hypertension: prevalence and risk factors. Int J Cardiol Heart Vasc. 2016; 11:87-89.
6. Khemchandani M., Nasir K., Qureshi R., Dhrolia M., Ahmad A. Frequency of pulmonary hypertension and its associated risk factors in end-stage renal disease (ESRD) patients on maintenance hemodialysis. Cureus. 2024; 16(2):e55206.
7. Nehus E., Goebel J., Mitsnefes M., Lorts A., Laskin B. Intensive hemodialysis for cardiomyopathy associated with end-stage renal disease. Pediatr Nephrol. 2011; 26(10):1909-1912.
8. Schoenberg N.C., Argula R.G., Klings E.S., Wilson K.C., Farber H.W. Prevalence and mortality of pulmonary hypertension in ESRD: a systematic review and meta-analysis. Lung. 2020; 198(3):535-545.
9. Sonkar S.K., Alam M., Chandra S., Sonkar G.K., Gaikwad A., Bhosale V. Association of pulmonary hypertension with inflammatory markers and volume status in hemodialysis patients of end-stage renal disease. Cureus. 2021; 13(3):e13635.
10. Stevens P.E., Levin A.. Evaluation and management of chronic kidney disease: synopsis of the kidney disease: improving global outcomes 2012 clinical practice guideline. Ann Intern Med. 2013; 158(11):825-830.