ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH

Nguyễn Cao Thắng1,, Phạm Huy Cường1, Vũ Thị Hà2, Nguyễn Việt Trung2, Minh Nguyễn Đức2, Đào Khắc Hùng1, Nguyễn Văn Bình1
1 Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sàng lọc trước sinh cho các thai phụ đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhằm nâng cao sức khỏe dân số. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sàng lọc trước sinh cho các thai phụ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp: 1319 thai phụ có thai từ trên 10 tuần đến khám và quản lý thai kỳ tại Trung tâm Sàng lọc và Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, trong thời gian từ 01/2021 tới 12/2024. Kết quả: 100% thai phụ thực hiện siêu âm, số thai phụ thực hiện siêu âm kết hợp double test, triple test và NIPT lần lượt là 51,6%, 10% và 38,4%, trong đó, số thai phụ nguy cơ cao trên siêu âm là 2,05%, đối với double test, triple test và NIPT lần lượt là 0,15%, 0,79% và 4,6%. Kết luận: Nghiên cứu đã đánh giá kết quả sàng lọc trước sinh cho các thai phụ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Kết quả sàng lọc trước sinh là tiền đề cho tư vấn di truyền, chẩn đoán trước sinh về sau đồng thời góp phần giảm tỷ lệ thai mắc dị tật bẩm sinh và tử vong chu sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi, M. H. ., Nguyễn, K. D., Vũ, H. H., Võ, T. K. A., & Trần, V. H. (2023). Thực trạng kiến thức, thực hành về sử dụng dịch vụ sàng lọc trước sinh của thai phụ tại các trạm y tế, tỉnh bình dương năm 2018-2019. Tạp Chí Y học Việt Nam, 531(1B). https://doi.org/ 10.51298/ vmj.v531i1B.7101
2. Tuyền, T. T. M., & Thi, L. M. (2022). Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(6), 105–115. https://doi.org/ 10.51403/0868-2836/2022/803
3. ACMG Guidance on the Use of Noninvasive Prenatal Screening in Low Risk Women - The ObG Project. Accessed November 21, 2024. https://www.obgproject.com/2022/12/27/acmg-guidance-on-the-use-of-noninvasive-prenatal-screening-nips-in-low-risk-women/
4. Trương, Q. V., Lưu, T. H., & Trần, Đức P. (2023). Giá trị sàng lọc trước sinh để phát hiện thai trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại quận thanh khê - đà nẵng và thành phố biên hòa - đồng nai. tạp chí y học việt nam, 532(1b). https://doi.org/ 10.51298/vmj.v532i1B.7555
5. Current ACOG Guidance. Accessed November 21, 2024. https://www.acog.org/advocacy/policy-priorities/non-invasive-prenatal-testing/current-acog-guidance
6. Jelin, Angie C.; Sagaser, Katelynn G.; Wilkins-Haug, Louise (April 1, 2019). "Prenatal Genetic Testing Options". Pediatric Clinics of North America. Current Advances in Neonatal Care. 66 (2): 281–293.
7. Gil, M. M.; Galeva, S.; Jani, J.; Konstantinidou, L.; Akolekar, R.; Plana, M. N.; Nicolaides, K. H. (June 2019). "Screening for trisomies by cfDNA testing of maternal blood in twin pregnancy: update of The Fetal Medicine Foundation results and meta-analysis". Ultrasound in Obstetrics & Gynecology. 53 (6): 734–742. doi:10.1002/uog.20284. hdl:10641/1656. ISSN 1469-0705. PMID 31165549.
8. Revello R, Sarno L, Ispas A, Akolekar R, Nicolaides KH (June 2016). "Screening for trisomies by cell-free DNA testing of maternal blood: consequences of a failed result". Ultrasound in Obstetrics & Gynecology. 47 (6): 698–704. doi:10.1002/uog. 15851. PMID 26743020.
9. Gordon, Shaina; Langaker, Michelle D. (2022), "Prenatal Genetic Screening", StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, PMID 32491634, retrieved September 19, 2022