ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHIỄM CANDIDA MÁU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1- Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm Candida máu. 2- Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu 32 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm vi nấm Candida máu tại khoa Hồi sức tích cực- BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2024, thu thập về các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Candida máu tại khoa hồi sức tích cực là 1,77%. Đa số bệnh nhân có ít nhất một bệnh nền kèm theo. Trong đó, chủ yếu là bệnh nhân xơ gan chiếm tỷ lệ 71,9%, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 50% và 46,9% là bệnh nhân đái tháo đường. Các chủng Candida phân lập được chủ yếu là C. albicans chiếm tỷ lệ 46,9%, tiếp theo là C. tropicalis và C. parapsilosis chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,1% và 18,1%. Tỷ lệ kháng fluconazol của C. tropicalis và C. parapsilosis lần lượt là 40% và 33,3%. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm Candida máu là 56,3% và có liên quan đến những bệnh nhân xơ gan, cần thở máy, giảm tiểu cầu (<150x 109/l), PT/ INR cao (PT/ INR >1,5) và bilirubin cao (>20 mmol/l) ở thời điểm kết quả cấy máu lần đầu xác định dương tính với nấm Candida.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm Candida máu, khoa hồi sức tích cực
Tài liệu tham khảo

2. M. Bassetti, D. R. Giacobbe, A. Vena, et al. (2019). Incidence and outcome of invasive candidiasis in intensive care units (ICUs) in Europe: results of the EUCANDICU project. Crit Care, 23(1), 219.

3. N. Verma, A. Roy, S. Singh, et al. (2021). Factors determining the mortality in cirrhosis patients with invasive candidiasis: A systematic review and meta-analysis. Med Mycol, 60(1).

4. B. Tunay and S. Aydin. (2022). Investigation of inflammation-related parameters in patients with candidemia hospitalized in the intensive care unit: A retrospective cohort study. Sci Prog, 105(3), 368504221124055.

5. E. J. Kim, E. Lee, Y. G. Kwak, et al. (2020). Trends in the Epidemiology of Candidemia in Intensive Care Units From 2006 to 2017: Results From the Korean National Healthcare-Associated Infections Surveillance System. Front Med (Lausanne), 7, 606976.

6. S. Bhattacharya, S. Sae-Tia và B. C. Fries. (2020). Candidiasis and Mechanisms of Antifungal Resistance. Antibiotics (Basel), 9(6).

7. Nguyễn Thị Ngọc Chi. (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết do nấm candida tại bệnh viện Bạch Mai (6/2019 – 6/2022). Tạp chí y học lâm sàng- BV Bạch Mai, 128 (10-2022).

8. M. Schroeder, T. Weber, T. Denker, et al. (2020). Epidemiology, clinical characteristics, and outcome of candidemia in critically ill patients in Germany: a single-center retrospective 10-year analysis. Ann Intensive Care, 10(1), 142.
