CẢI TIẾN KỸ THUẬT GHÉP MÔ LIÊN KẾT CÓ CUỐNG LẤY TỪ VÒM MIỆNG ĐIỀU TRỊ THIẾU HỤT MÔ NƯỚU RĂNG HÀM TRÊN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kỹ thuật ghép mô liên kết có cuống lấy từ vòm miệng là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng thiếu hụt mô nướu mặt ngoài răng hàm trên. Mặc dù kỹ thuật truyền thống đã được áp dụng rộng rãi, nó vẫn tồn tại một số hạn chế như khó kiểm soát kích thước và chất lượng của miếng mô, yêu cầu bác sĩ có kỹ năng cao để giảm thiểu xâm lấn và chảy máu ở vùng cho. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật ghép mô liên kết có cuống cải tiến để điều trị cho một bệnh nhân nam 40 tuổi, có tình trạng thiếu hụt mô nướu mặt ngoài trên răng 22 sâu mất thân răng. Phẫu thuật ghép mô được thực hiện một lần nhằm tăng thể tích mô liên kết và cải thiện tính thẩm mỹ. Kết quả: Sau phẫu thuật, kích thước mô nướu được cải thiện rõ rệt, với màu sắc và hình thể của vùng nướu ghép tương đồng với vùng nướu xung quanh. Kết quả theo dõi sau một tháng cho thấy vùng ghép lành thương tốt, không có biến chứng và thẩm mỹ được nâng cao. Kết luận: Kỹ thuật ghép mô liên kết có cuống cải tiến lấy từ vòm miệng là một phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát tốt kích thước và chất lượng miếng mô ghép, dễ thực hiện hơn kỹ thuật truyền thống đồng thời giảm thiểu tổn thương cho vùng cho và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật ghép mô liên kết có cuống, thiếu hụt mô nướu, vòm miệng
Tài liệu tham khảo

2. Huang, Y., Wang, Y., & Liu, J. (2018). Effects of different brushing techniques on gingival health: A systematic review and meta-analysis. International Journal of Dental Hygiene, 16(4), e1-e10.

3. Kumar, S., & Gupta, A. (2021). Impact of oral habits on periodontal health: A review. Journal of Indian Society of Periodontology, 25(2), 123-130.

4. Kumar, S., Sharma, P., & Singh, A. (2019). The relationship between lip and buccal frenum attachment and gingival recession: A clinical study. Journal of Clinical and Diagnostic Research, 13(5), ZC01-ZC04.

5. López, R., et al. (2017). Occlusal factors and their association with periodontal disease: A review of the literature. European Journal of Dentistry, 11(3), 339-346.

6. Sanz, M., et al. (2020). Periodontal diseases and systemic health: A comprehensive review of the literature. Journal of Clinical Periodontology, 47(3), 245-261.

7. Zucchelli, G., & Mazzotti, C. (2015). Mucogingival Esthetic Surgery Around Implants: Volumes 1 & 2. Quintessence Publishing.
