ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHĂM SÓC HẬU SẢN VÀ Ở CỮ SAU SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chăm sóc mẹ và trẻ sau sinh đúng không chỉ giúp giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh mà còn tạo điều kiện phát triển vượt trội của trẻ trong tương lai và sự phục hồi nhanh về thể chất và tâm lý của sản phụ. Đánh giá kiến thức chăm sóc hậu sản và mức độ đồng ý với các hoạt động ở cữ giúp hiểu rõ hơn về nhận thức và xu hướng chăm sóc sau sinh từ đó tối ưu hóa công tác chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc hậu sản, việc ở cữ sau sinh, và mối liên hệ giữa điểm kiến thức với điểm đồng ý thực hiện ở cữ sau sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ 03/2024 đến 05/2024, với 278 sản phụ trước khi xuất viện. Bảng câu hỏi có cấu trúc được kết hợp từ bộ câu hỏi xác định nhận thức của các bà mẹ về việc ở cữ tại Việt nam và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức chăm sóc hậu sản. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiến thức chăm sóc hậu sản giữa nhóm hộ gia đình (p = 0,035), có kinh nghiệm cho con bú (p = 0,009) và có kinh nghiệm vắt trữ sữa (p = 0,016). Ngoài ra, sự đồng ý với các hoạt động ở cữ khác nhau tùy theo tôn giáo (p = 0,019) và thu nhập (p = 0,043), với nhóm có thu nhập thấp và nhóm có tôn giáo khác đạt điểm đồng ý cao hơn. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa kiến thức chăm sóc hậu sản và sự đồng ý thực hiện các hoạt động ở cữ. Kết luận: Kiến thức chăm sóc hậu sản và sự đồng ý thực hiện ở cữ được đo lường bằng điểm số, với điểm càng cao kiến thức và sự đồng ý càng nhiều. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định ở cữ không bị ảnh hưởng bởi mức độ hiểu biết về chăm sóc hậu sản của sản phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức chăm sóc hậu sản, ở cữ sau sinh
Tài liệu tham khảo

2. Nguyen TL. Childbirth, Maternity, and Medical Pluralism in French Colonial Vietnam, 1880- 1945. NED - New edition ed: Boydell & Brewer; 2016.

3. Vietnam GSOo. Tổng cục thống kê. Tỷ suất chết của trẻ em phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn. 2023.

4. NICE. Postnatal care NICE GUIDELINE; 2021. 65 p.

5. WHO. Postnatal Care for Mothers and Newborns Highlights from the World Health Organization 2013 Guidelines. 2015:8.

6. Beraki GG, Tesfamariam EH, Gebremichael A, Yohannes B, Haile K, Tewelde S, et al. Knowledge on postnatal care among postpartum mothers during discharge in maternity hospitals in Asmara: a cross-sectional study. BMC Pregnancy and Childbirth. 2020;20(1):17.

7. Lan PP, Hòa VT, Dương NTT. Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà”. Luận án fiến sĩ Y tế công cộng. 2014.

8. Sang P, Tram T, Quyen D, Trang H, Dieu N, Lai L, et al. Perceptions, attitudes of women after birth and caregivers about the “confinement” in the postpartum period. Open Journal of Preventive Medicine. 2019
