ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THIẾT VÚ CÓ HỖ TRỢ HÚT CHÂN KHÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VÚ

Đình Giáp Vũ1,, Khắc Tiến Nguyễn1, Thị Hoài Trần1, Thị Yến Trần1, Thị Hồng Nhật Đoàn1
1 Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và sự hài lòng của người bệnh với kĩ thuật Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm (VABB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu có can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 109 bệnh nhân nữ có tổn thương tuyến vú đã được sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ năm 2018 đến hết tháng 08/2020. Kết quả: Tuổi trung bình là  27,52 ± 9,05 (14 – 59). Kích thước trung bình của khối u là 16,27 ± 6,2mm (5- 30mm), đa số có 1 -2 khối u (91,74%), số lượng u lấy ra nhiều nhất trên 1 bệnh nhân là 5. Kết quả giải phẫu bệnh đa phần lành tính trong đó u xơ tuyến vú chiếm đa số (89%), có 1 trường hợp carcinoma (0,9%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 45,41 ± 14,82 phút (20 -80),72,5% bệnh nhân  không sử dụng thuốc giảm đau sau mổ ngày thứ 2. Không có biến chứng nặng, tụ máu sau mổ 7,3%, thủng da 0,9%, chảy máu trong mổ 0,9%. 100% bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật. Kết luận: VABB là phương pháp an toàn, hiệu quả để sinh thiết trọn các tổn thương vú, bên cạnh đó còn điều trị các tổn thương lành tính, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Quang Khánh (2018). Kết quả chẩn đoán và điều trị tổn thương tuyến vú bằng thiết bị sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm. Ung thư học Việt Nam, số 4-2018
2. Trần Việt Thế Phương và CS (2018). Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú. Ung thư học Việt Nam, số 4-2018.
3. Park HL, Kang SS, Kim DY, et al. “Is surgical excision necessary for a benign phyllodes tumor of the breast diagnosed and excised by ultrasound- guided vacuum assisted biopsy device (mammotome)?” J Korean Surg Soc 2007; 73: 198 -203
4. Karol P, Dawid M, Piotr N, “Vacuum assisted core-needle biopsy as a diagnostic and therapeutic method in lesions radiologically suspicious of breast fibroadenoma”, Reports of practical oncology and radiotherapy. 2011 (16),32-35.
5. Fu SM, Wang XM, Yin CY, Song Hui, “Effectiveness of hemostasis with Foley catheter after vacuum- assisted breast biopsy”, Journal of Thoracic Disease, 2015, 7(7), 1213-1220.
6. Lee SH, Kim EK, Kim MJ, Moon HJ, Yoon JH, “Vacuum assisted breast biopsy under ultrasonographic guidance: analysis of a 10 year experience”, ultrasonography, 2014 (33), 259 –266.