ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC CỦA VIÊM PHỔI TÁI DIỄN NẶNG TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG 2021-2022

Vũ Thị Thu Thủy1, Đặng Văn Chức1, Phạm Văn Thức1, Đinh Dương Tùng Anh 1,2,
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm phổi tái diễn (VPTD) nặng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021 - 2022. (2) Mô tả một số đặc điểm vi khuẩn học của viêm phổi tái diễn nặng ở các trẻ nói trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Có 99 bệnh nhân VPTD nặng trong nghiên cứu này với đa số trẻ dưới 12 tháng tuổi. VPTD nặng gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (nam/nữ: 1,74/1). Có 79,8% trẻ mắc dưới 3 đợt viêm phổi. Triệu chứng thường gặp là thở nhanh (100%), ho (100%), sốt (68,7%), rút lõm lồng ngực (64,6%), khò khè (51,5%), ran ẩm (92,9%). Cận lâm sàng cho thấy có 64,6% trẻ tăng số lượng bạch cầu; 58,9% trẻ tăng CRP. Tổn thương chủ yếu trên Xquang ngực: nốt mờ rải rác (52,5%) và tổn thương kẽ (28,3%). Những vi khuẩn đã phân lập được ở trẻ viêm phổi tái diễn nặng là S. pneumoniae (19/60), M. catarrhalis (13/60), S. aureus (13/60) và HI (10/60). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp ở trẻ mắc viêm phổi tái diễn nặng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, qua đó góp phần cải thiện công tác chẩn đoán và điều trị viêm phổi tái diễn nặng ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tural-Kara, T., et al., Underlying Diseases and Causative Microorganisms of Recurrent Pneumonia in Children: A 13-Year Study in a University Hospital. J Trop Pediatr, 2019. 65(3): p. 224-230.
2. Huỳnh Văn Tường, Phan Hữu Nguyệt Diễm, and Trần Anh Tuấn, Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2-59 tháng tuổi. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2012. 16(1): p. 76-80.
3. Phạm Ngọc Toàn, Đặc điểm dịch tễ học lâm, tình trạng miễn dịch và một số yếu tố liên quan tới viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2019, Đại học Y Hà Nội: Luận văn Tiến sĩ Y học.
4. ÇApanoĞLu, M., et al., The Etiology of Recurrent Pneumonia with Onset During Infancy, and the Effect of Risk Factors on Age at First Episode and Episode Frequency. Turkish Journal of Pediatric Disease, 2017.
5. Phạm Thị Thanh Tâm, Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn, virus và các yếu tố liên quan của viêm phổi tái diễn có suy hô hấp ở trẻ em nhập khoa Cấp cứu-chống độc bệnh viện Nhi Trung ương. 2020, Đại học Y Hà Nội: Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II.
6. Lưu Thị Thùy Dương and Khổng Thị Ngọc Mai, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ em từ 2 - 36 tháng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2019. 207(14): p. 67-72.
7. Lê Văn Tráng, Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. 2012, Đại học Y Hà Nội: Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II.
8. De Schutter, I., et al., Microbiology of bronchoalveolar lavage fluid in children with acute nonresponding or recurrent community-acquired pneumonia: identification of nontypeable Haemophilus influenzae as a major pathogen. Clin Infect Dis, 2011. 52(12): p. 1437-44.