ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN DƯỚI 24 THÁNG CÓ TIỀN CĂN SINH NON

Phùng Nguyễn Thế Nguyên1,2,, Phạm Công Anh Vũ3, Nguyễn Thị Mai Anh 1,2, Trần Anh Tuấn 2
1 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 1
3 Bệnh viện Đa Khoa Long An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị và biến chứng trên trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi có tiền căn sinh non, nhập viện vì viêm phổi mắc phải tại cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích 120 trường hợp viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) được điều trị tại khoa Hô hấp và khoa Hồi sức Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 9/2023 đến 7/2024. Kết quả: có 120 ca thỏa tiêu chuẩn, với các đặc điểm dịch tễ: Mức độ non tháng: < 28 tuần, 28 tuần đến 32 tuần và > 32 tuần tuổi thai chiếm tỉ lệ lần lượt là 10%; 22,5% và 67,5%. Tình trạng dinh dưỡng bao gồm thừa cân 2,5%, suy dinh dưỡng nhẹ 30,8%, suy dinh dưỡng trung bình 18,3%, suy dinh dưỡng nặng 19,2%. Bệnh nền kèm theo theo thứ tự loạn sản phế quản phổi có tỉ lệ cao nhất (20%), tiếp theo là trào ngược dạ dày thực quản (17,1%) và hen phế quản (11,4%), có 52,5% có tiền căn từng viêm phổi phải nhập viện. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật 35% sốt trong 24 giờ đầu nhập viện, không có trường hợp nào hạ thân nhiệt, phần lớn các bệnh nhi có thở nhanh và co lõm ngực khi nhập viện. có 3,3% co giật do sốt, giảm oxy với SpO2 < 90% là 3,3% và mức SpO2 từ 90% - 94% là 10,8%. Kết quả điều trị và biến chứng: Có 9 (7,5%) trường hợp viêm phổi rất nặng lúc nhập viện, thở oxy qua cannula ngay lúc đầu nhập viện có 11 trường hợp (9,2%), trong đó có 3 trường hợp (2,5%) sau 24 giờ phải thở NCPAP, và 4 (3,3%) trường hợp suy hô hấp nặng phải thở máy, có 3 trường hợp tử vong (2,5%). ARDS chiếm 2,5%, nhiễm khẩn huyết chiếm 1,7%. Có 59% bệnh nhân đáp ứng ban đầu với Ceftriaxone hoặc Cefotaxime. Thời gian điều trị có trung vị là 11 ngàyc. Có 3 trường hợp bệnh nặng diễn tiến kéo dài, viêm phổi nặng kéo dài kém đáp ứng điều trị, cơ địa có bệnh nền. Kết luận: Có 59% trẻ em từ 2 tháng đến < 24 tháng tuổi, có tiền căn sinh non bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng đáp ứng ban đầu với Ceftriaxone hoặc Cefotaxime. Do đó, cần đánh giá chặt chẽ tính đề kháng kháng sinh ở đối tượng này để chọn lựa kháng sinh thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rueda ZV, Aguilar Y, Maya MA, et al. Etiology and the challenge of diagnostic testing of community-acquired pneumonia in children and adolescents. BMC Pediatr. 2022;22(1):169. doi:10.1186/s12887-022-03235-z
2. Marcelo Comerlato Scotta, Fernanda Hammes Varela, Renato T. Stein. Pneumonia in Children. Kendig and Wilmott’s Disorders of the Respiratory Tract in Children. 10th ed. Elsevier; 2023:427-439.
3. Pryhuber GS. Postnatal Infections and Immunology Affecting Chronic Lung Disease of Prematurity. Clinics in Perinatology. 2015;42(4): 697-718. doi:10.1016/j.clp.2015.08.002
4. William J Barson. Community-acquired pneumonia in children: Clinical features and diagnosis. UpToDate website. Updated: August 27, 2024. August 30,2024.
5. Trần Anh Tuấn. Viêm Phổi Cộng Đồng ở Trẻ Em. Nguyễn Thanh Hùng, Ed. Phác Đồ Điều Trị Nhi Khoa Bệnh Viện Nhi Đồng 1. Nhà Xuất Bản Y Học;2020:682-688. 9th ed.
6. Liacouras CA. Community-Acquired Pneumonia, Nelson Textbook of Pediatrics. In: Nelson Textbook of Pediatrics. Elsevier; 2024:1240-1240.e1. doi: 10.1016/ B978-1-4377-0755-7.00297-9
7. Lê Minh Quí. Tác nhân vi sinh và các yếu tố liên quan đến độ nặng của viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng tuổi. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược TP.HCM.2020.
8. Lê Bình Bảo Tịnh. Đánh giá đáp ứng với kháng sinh trị liệu trong điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhi 2-59 tháng tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn chuyên khoa cấp II. ĐH Y Dược TP.HCM.