GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM GRACE TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh nhiều nhánh mạch vành thường gặp trên những bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện kèm tiên lượng xấu hơn nhóm bệnh nhân có bệnh lý 1 nhánh mạch vành. Thang điểm GRACE đánh giá nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tiềm năng của thang điểm GRACE trong tiên đoán các biến cố tim mạch chính ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nói chung và tổn thương mạch vành nhiều nhánh nói riêng do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu: khảo sát giá trị tiên lượng của thang điểm GRACE và các biến cố tim mạch chính trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có tổn thương nhiều nhánh mạch vành. Đối tượng: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có tổn thương nhiều nhánh mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2023. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 157 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào, độ tuổi trung bình là 66,0 ± 9,8 tuổi, giới nam chiếm ưu thế với tỉ lệ nam : nữ là 3,6 : 1. Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 bệnh lý đồng mắc thường gặp nhất với tỉ lệ lần lượt là 82,8% và 22,9%. NMCT cấp ST chênh lên chiếm ưu thế với 58,0%. Giá trị trung vị của thang điểm GRACE trong dân số nghiên cứu là 126 (112-143) điểm. Tỉ lệ biến cố tim mạch chính nội viện trong nghiên cứu là 10,8%, trong đó tỉ lệ choáng tim chiếm ưu thế với 88,2% và đột quỵ não chiếm 11,8%. Điểm cắt GRACE 161 điểm cho khả năng tiên đoán biến cố tim mạch chính với AUC là 0,94, độ nhạy 82,3%, độ đặc hiệu 94,3%. Với mỗi điểm tăng thêm của thang điểm GRACE làm tăng 5% tỉ lệ biến cố tim mạch chính. Kết luận: Tỉ lệ biến cố tim mạch chính nội viện trên nhóm nhồi máu cơ tim cấp có nhiều tổn thương mạch vành là 10,8%, trong đó điểm GRACE có liên quan đến biến cố tim mạch chính, với điểm cắt GRACE 161 điểm cho khả năng tiên đoán biến cố tim mạch chính tốt với AUC là 0,94.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương nhiều nhánh mạch vành, GRACE, biến cố tim mạch chính
Tài liệu tham khảo


2. Dani SS, Lone AN, Javed Z, et al. Trends in Premature Mortality From Acute Myocardial Infarction in the United States, 1999 to 2019. Journal of the American Heart Association. Jan 4 2022;11(1):e021682. doi:10.1161/jaha.121.021682


3. Rohani C, Jafarpoor H, Mortazavi Y, Esbakian B, Gholinia H. Mortality in patients with myocardial infarction and potential risk factors: A five-year data analysis. ARYA atherosclerosis. May 2022;18(3):1-8. doi:10.48305/arya.v18i0.2427


4. Baumann AAW, Mishra A, Worthley MI, Nelson AJ, Psaltis PJ. Management of multivessel coronary artery disease in patients with non-ST-elevation myocardial infarction: a complex path to precision medicine. Therapeutic advances in chronic disease. 2020;11:2040622320938527. doi:10.1177/2040622320938527


5. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction (2018). Journal of the American College of Cardiology. Oct 30 2018;72(18):2231-2264. doi:10.1016/j.jacc.2018.08.1038


6. Chen X, Wu H, Li L, Zhao X, Zhang C, Wang WE. The prognostic utility of GRACE risk score in predictive adverse cardiovascular outcomes in patients with NSTEMI and multivessel disease. BMC cardiovascular disorders. Dec 26 2022; 22(1):568. doi:10.1186/s12872-022-03025-6


7. McMechan SR, Adgey AA. Age related outcome in acute myocardial infarction. Elderly people benefit from thrombolysis and should be included in trials. BMJ (Clinical research ed). Nov 14 1998; 317(7169):1334-5. doi:10.1136/bmj.317.7169.1334


8. Yanqiao L, Shen L, Yutong M, Linghong S, Ben H. Comparison of GRACE and TIMI risk scores in the prediction of in-hospital and long-term outcomes among East Asian non-ST-elevation myocardial infarction patients. BMC cardiovascular disorders. Jan 7 2022;22(1):4. doi:10.1186/s12872-021-02311-z


9. Puymirat E, Nakache A, Saint Etienne C, et al. Is coronary multivessel disease in acute myocardial infarction patients still associated with worse clinical outcomes at 1-year? Clinical cardiology. Mar 2021;44(3):429-437. doi:10.1002/clc.23567

