ĐỐI CHIẾU NGHIỆM PHÁP WEBER VỚI THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN ĐIẾC ĐỘT NGỘT

Đỗ Bá Hưng1,, Nguyễn Lê Hoa2, Đào Trung Dũng3, Trần Thị Thu Hằng3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiệm pháp Weber được sử dụng như một phần trong thăm khám lâm sàng đối với những bệnh nhân mới nghi ngờ điếc đột ngột. Tuy nhiên tại Việt Nam việc sử dụng Weber test không được thực hiện một cách thường quy tại các phòng khám Tai Mũi Họng. Đối tượng nghiên cứu là 53 bệnh nhân điếc đột ngột 1 bên tai được đánh giá Weber test với các âm thoa 512Hz, 1024Hz, 2048Hz, 4096Hz. Phân tích độ nhậy, độ đặc hiệu Weber test ở từng loại âm thoa. Kết quả trên 53 bệnh nhân điếc đột ngột 1 bên tai được thực hiện Weber test và được khẳng định bới thính lực đồ đơn âm cho kết quả. Độ nhạy cao nhất của Weber test là tần số 1024Hz, với độ nhậy là 62,2%. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các tần số 512Hz và 1024Hz và không có sự khác biệt giữa 1024Hz và 2048 Hz. Độ nhậy của Weber test của tần số 512 Hz và 4096 Hz là như nhau. Do vậy trong thăm khám lâm sàng có thể sử dụng âm thoa   1024 Hz như là một phương pháp giúp chẩn đoán bước đầu bệnh nhân điếc đột ngột. Tuy nhiên vẫn có những sai số nhất định do vậy cần có thính lực đồ đơn âm để giúp chẩn đoán chính xác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. National Institute on Deafness and Other Communication Disorders, 2018. NIDCD Fact Sheet: Sudden Deafness.
2. Ungar O.J, Handzel O, Oron Y, et al. Weber test accuracy in sudden sensorineural hearing loss: which frequency is best. Acta Otolaryngol. 2021; 141(5): 502-505.
3. British Society of Audiology. Recommended procedure for Rinne and Weber turning-fork tests. Br J Audiol. 1987; 21(3): 229-230.
4. Shuman AG, Li X, Halpin CF, et al. Turning fork testing in sudden sensorineural hearing loss. JAMA Intern Med. 2013; 173(8): 706-707.
5. Vermiglio et al. The effect of stimulus audibility on the relationship between puretone average and speech recognition in noise ability. JAAA; 2019; 30(7): 607-618.
6. V. Békésy G. Zur theorie des horens bei der schallaufnahme durch knochenleitung. Ann Phys. 1932;405(1):111-136.
7. Butskiy O, Nunez DA. Diagnostic accuracy of parallel vs perpendicular orientation of the tuning fork in the identification of conductive hearing loss. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2018;144(3):275-276.
8. Ungar OJ, Handzel O, Cavel O, et al. A smartphone-based weber test may discriminate between a conductive and a sensorineural hearing loss. Audiol Neurootol. 2019;24(4):191-196.
9. Heller MF, Anderman BM, Singer EE. Tuning forks and bars. In Functional otology. Berlin, Heidelberg: Springer; 1955. p. 94-99.
10. Stachler RJ, Chandrasekhar SS, Archer SM et al: Clinical practice guideline: sudden hearing loss. Otolaryngol Head Neck Surg 2012; 146(3): S1-S35.