GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC THUỐC ĐỐI QUANG (DCE-MR) TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT TỔ CHỨC CỦA U BUỒNG ÁC TÍNH VỚI TỔ CHỨC CỦA U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: U buồng trứng cấu trúc nang đơn thuần là u lành tính, nhưng u buồng trứng có phần tổ chức trong nang có thể là u ác tính hoặc u lành tính. Tổ chức u buồng trứng ác tính có đặc điểm tăng sinh tân mạch, thể hiện trên trên xung DCE-MR là tổ chức bắt thuốc mạnh, bắt thuốc sớm. Ngược lại, tổ chức u buồng trứng lành tính có đặc điểm giàu xơ, nghèo mạch, ít bắt thuốc đối quang từ, bắt thuốc tăng dần đến thì muộn. Dựa vào đặc điểm này có thể chẩn đoán phân biệt được u buồng trứng ác tính với u buồng trứng lành tính. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ động học thuốc đối quang từ DCE-MR trong chẩn đoán phân biệt tổ chức ác tính với tổ chức lành tính của u buồng trứng. Đối tượng nghiên cứu: 127 trường hợp ung thư buồng trứng có tổ chức đặc, trong đó 90 trường hợp u buồng trứng ác tính, 37 trường hợp u buồng trứng lành tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu. So sánh kết quả chẩn đoán xung chụp cộng hưởng từ động học DCE-MR với kết quả giải phẫu bệnh sau mổ. Kết quả nghiên cứu: Xung DCE-MR có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt tổ chức u buồng trứng ác tính với tổ chức u buồng trứng lành tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
u buồng trứng lành tính, u buồng trứng ác tính, cộng hưởng từ động học thuốc đối quang từ
Tài liệu tham khảo

2. Bookman M. A. (2016). Optimal primary therapy of ovarian cancer. Ann Oncol, 27 Suppl 1, i58-i62.

3. Bamberger E. S., Perrett C. W. (2002). Angiogenesis in epithelian ovarian cancer. Mol Pathol, 55(6), 348-59.

4. Cramer D. W. (2012). The epidemiology of endometrial and ovarian cancer. Hematol Oncol Clin North Am, 26(1), 1-12.

5. Harter P., Gershenson D., Lhomme C. et al. (2014). Gynecologic Cancer InterGroup (GCIG) consensus review for ovarian tumors of low malignant potential (borderline ovarian tumors). Int J Gynecol Cancer, 24(9 Suppl 3), S5-8.

6. Partheen K., Kristjansdottir B., Sundfeldt K. (2011). Evaluation of ovarian cancer biomarkers HE4 and CA-125 in women presenting with a suspicious cystic ovarian mass. J Gynecol Oncol, 22(4), 244-52.

7. Li H. M., Qiang J. W., Ma F. H. et al. (2017). The value of dynamic contrast-enhanced MRI in characterizing complex ovarian tumors. J Ovarian Res, 10(1), 4.

8. Thomassin-Naggara I., Bazot M., Darai E. et al. (2008). Epithelial ovarian tumors: value of dynamic contrast-enhanced MR imaging and correlation with tumor angiogenesis. Radiology, 248(1), 148-59.
