THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲ SƠN, HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024

Dương Đức Long1,, Hồ Anh Dũng1, Tạ Hồng Hải Đăng1, Lương Minh Hằng1, Nguyễn Việt Hưng1, Vũ Hồng Phúc1, Phạm Lê Hương Linh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 119 học sinh trường Tiểu học Quỳ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, sử dụng bộ câu hỏi Self-Regulation Questionnaire for Dental Home Care đã được Việt hóa nhằm mô tả động lực chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà của học sinh. Kết quả cho thấy phần lớn học sinh (77,8%) có động lực tốt trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà, với Động lực kiểm soát chiếm ưu thế so với Động lực tự chủ. Điểm trung bình động lực tự chủ cao nhất ghi nhận tại yếu tố "Muốn tự chăm sóc sức khỏe răng miệng" và "Thấy vệ sinh răng miệng là tốt". Tuy nhiên, 22,2% học sinh vẫn có động lực chưa tốt, chủ yếu do thiếu nhận thức về ý nghĩa của việc chăm sóc răng miệng.Động lực chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà của học sinh đạt mức tốt, nhưng vẫn cần tăng cường công tác giáo dục nha khoa, đặc biệt là tại các khu vực khó khăn nhằm nâng cao nhận thức và hành vi tự chủ của trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thị Hồng Minh, N. and T. Đình Hải, Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 502(1).
2. Morris, L.S., et al., On what motivates us: a detailed review of intrinsic v. extrinsic motivation. Psychological medicine,2022.52(10):p.1801-1816.
3. Ryan, R.M. and E.L. Deci, Self-determination theory and the facilitation of intrinsic motivation, social development, and well-being. American psychologist, 2000. 55(1): p. 68.
4. Halvari, A.E.M., et al., Autonomy-supportive dental treatment, oral health-related eudaimonic well-being and oral health: A randomized clinical trial. Psychology&health, 2019.34(12):p.1421-1436.
5. Halvari, A.E.M., et al., Motivation for dental home care: testing a self‐determination theory model 1. Journal of Applied Social Psychology, 2012. 42(1): p. 1-39.
6. Nunnally, J.C., Psychometric theory—25 years ago and now. Educational Researcher, 1975. 4(10): p. 7-21.
7. Rachmawati, Y.L., et al., Cross-cultural Adaptation and Psychometric Properties of the Indonesian Version of the Self-Regulation for Dental Home Care Questionnaire. Journal of Dentistry Indonesia, 2018. 25(3): p. 157-162.
8. Kumar, P.S., et al., Effect of motivation on oral hygiene and caries status among young adults in Hyderabad City. Indian journal of dental research, 2019. 30(1): p. 15.
9. Aleksejūniene, J., et al., Self‐determination theory guided oral self‐care training for adolescents—A cluster randomised controlled trial. Health & Social Care in the Community, 2022. 30(6): p. e5506-e5514.
10. Gillison, F.B., et al., A meta-analysis of techniques to promote motivation for health behaviour change from a self-determination theory perspective. Health psychology review, 2019. 13(1): p. 110-130.