KHẢO SÁT THỂ TÍCH TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NAM GIỚI TRÊN 45 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 2.867 nam giới trên 45 tuổi đến khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm khảo sát thể tích tuyến tiền liệt và mối liên quan giữa thể tích tuyến tiền liệt với các triệu chứng đường tiểu dưới. Kết quả cho thấy thể tích tuyến tiền liệt trung bình là 24,2 ml. Kích thước tuyến tiền liệt tăng theo tuổi và tăng cao ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới. Sau 10 năm thể tích tuyến tiền liệt sẽ tăng lên 4,3 ml (p < 0,001). Mô hình hồi quy logistic đa biến về giá trị dự đoán các triệu chứng đường tiểu của tuổi và thể tích tuyến tiền liệt cho thấy cứ tăng lên 10 ml thể tích tuyến tiền liệt thì: tỷ số khả dĩ (OR) có triệu chứng đường tiểu dưới tăng lên 1,2 lần (p < 0,001), tỷ số khả dĩ (OR) có hội chứng kích thích tăng lên 1,2 lần (p < 0,001), tỷ số khả dĩ (OR) có hội chứng tắc nghẽn tăng lên 1,3 lần (p < 0,001). Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy trên quần thể nam giới trên 45 tuổi đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì thể tích tuyến tiền liệt có liên quan với tuổi và các triệu chứng đường tiểu dưới và thể tích tuyến tiền liệt là một yếu tố độc lập có giá trị dự đoán sự xuất hiện của triệu chứng đường tiểu dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thể tích tiền liệt tuyến, triệu chứng đường tiểu dưới, u phì đại tuyến tiền liệt
Tài liệu tham khảo
2. Park, Hyun Jun và các cộng sự. (2013), "Urinary Tract Symptoms (LUTS) Secondary to Benign Prostatic Hyperplasia (BPH) and LUTS/BPH with Erectile Dysfunction in Asian Men: A Systematic Review Focusing on Tadalafil", The world journal of men's health. 31(3), tr. 193-207.
3. Park, Jee Soo và các cộng sự. (2019), "Impact of metabolic syndrome-related factors on the development of benign prostatic hyperplasia and lower urinary tract symptoms in Asian population", Medicine. 98(42), tr. e17635-e17635.
4. Tyloch, Janusz F. và Wieczorek, Andrzej Paweł (2017), "The standards of an ultrasound examination of the prostate gland. Part 2", Journal of ultrasonography. 17(68), tr. 43-58.
5. Yoo, Eun Sang và các cộng sự. (2011), "The impact of overactive bladder on health-related quality of life, sexual life and psychological health in Korea", International neurourology journal. 15(3), tr. 143-151.
6. Wein, Alan Jvà các cộng sự (2016), " Benign Prostatic Hyperplasia: Etiology, Pathophysiology, Epidemiology, and Natural History", Campbell-Walsh Urology 4(Chapter 103), tr. 2425-2461.